Ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử vào xe máy để tiết kiệm nhiên liệu(Thứ hai, 15/10/2012 08:04 GMT+7)

Ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử vào xe máy để tiết kiệm nhiên liệu chỉ là một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ Fi. Người sử dụng xe máy phổ thông thường chỉ quan tâm Fi ở khía cạnh tiết kiệm xăng. Tuy nhiên với những người đam mê xe phân khối lớn (trên 175 cc) cũng thích chọn chiếc xe môtô có ứng dụng công nghệ Fi vì động cơ phun xăng điện tử khởi động dễ dàng ngay cả ở nhiệt độ động cơ còn thấp. Không cần hiệu chỉnh bướm gió và bộ chế hòa khí, đơn giản chỉ xoay chìa khóa sau đó ấn nút khởi động là có thể "vi vu" trên mọi nẻo đường với chiếc xe phân khối lớn.

Công nghệ này thường được biết dưới tên gọi tắt là EFi hoặc Fi (Electronic Fuel Injection hoặc Fuel Injection).

 

Những người đang sử dụng xe máy không còn quá xa lạ với khái niệm công nghệ phun xăng điện tử. Nguyên lý hoạt động cơ bản của Fi là sử dụng một hệ thống điều khiển điện tử để can thiệp vào quá trình phun nhiệu liệu vào buồng đốt động cơ nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nhiên liệu.

Hệ thống gồm hai thành phần chính là các bộ phận cảm biến và bộ phận điều khiển trung tâm. Bộ phận cảm biến liên tục theo dõi quá trình hoạt động của động cơ, bao gồm vị trí bướm ga, áp suất ống nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ dầu, tốc độ động cơ… và truyền tải thông tin tới bộ điều khiển.

Ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử vào xe máy để tiết kiệm nhiên liệu chỉ là một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ Fi. Người sử dụng xe máy phổ thông thường chỉ quan tâm Fi ở khía cạnh tiết kiệm xăng. Tuy nhiên với những người đam mê xe phân khối lớn (trên 175 cc) cũng thích chọn chiếc xe môtô có ứng dụng công nghệ Fi vì động cơ phun xăng điện tử khởi động dễ dàng ngay cả ở nhiệt độ động cơ còn thấp. Không cần hiệu chỉnh bướm gió và bộ chế hòa khí, đơn giản chỉ xoay chìa khóa sau đó ấn nút khởi động là có thể "vi vu" trên mọi nẻo đường với chiếc xe phân khối lớn.

Cấu trúc bộ phun xăng điện tử khá phức tạp. Nó cần có một bơm nhiên liệu vào ngăn chứa, cụm điều khiển điện tử và rất nhiều cảm biến kiểm soát chức năng khác nhau trong quá trình máy xe khởi động, vận hành. Bộ phun xăng điện tử được hệ thống điều khiển điện tử trung tâm (gọi tắt là ECU) kiểm soát quá trình cung cấp nhiên liệu.

Cụm ECU lần lượt đọc các tín hiệu của cảm biến khác nhau trên xe. Qua những thông tin thu thập được, ECU xác định bao nhiêu nhiên liệu cần thiết cho việc hoạt động tối ưu của xe. ECU dựa trên các số liệu từ cảm biến của vòng tua, nhiệt độ động cơ, nhiệt độ không khí, vị trí trục khuỷu, vị trí bướm ga… để lập trình tính toán nhiên liệu, sau đó tiến hành đóng mở kim phun xăng. Ngoài việc tiết kiệm nhiên liệu, công nghệ Fi còn giúp bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải ra trong không khí.

Hiện nay bên cạnh Fi, nhiều dòng xe máy đời mới còn được ứng dụng công nghệ DCP – Fi (Discharge pump type fuel injection) tức là hệ thống nhiên liệu dùng bơm phun. Hệ thống Fi thông thường đo lường và phun bằng kim phun với nhiên liệu được giữ ở áp suất cao bằng cách chạy bơm xăng và bộ điều chỉnh áp suất (regulator). Còn DCP-Fi chỉ phun một lượng nhiên liệu vừa đủ, vào thời điểm cần thiết bằng bơm phun (discharge pump). Bơm phun này là sự tích hợp của bơm xăng cao áp, bộ điều chỉnh áp suất và kim phun.

Các dòng xe máy ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử hiện đang được ưa chuộng bởi tiết kiệm nhiên liệu và chi phí đi lại. Đơn cử như Suzuki Hayate SS 125 ứng dụng công nghệ DCP - Fi là một trong những mẫu xe máy được giới trẻ ưa chuộng. Suzuki Hayate SS 125 có mức giá hợp lý, tiết kiệm xăng, kiểu dáng thể thao khỏe khoắn phù hợp với giới trẻ năng động.

Trongpv – Theo ngoisao.net