Hoạt động hàng hải: nguồn ô nhiễm biển quan trọng(Thứ hai, 03/06/2013 07:40 GMT+7)

Thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết, các nguồn ô nhiễm biển đến từ các nguồn: đất liền (50%), rò rỉ tự nhiên (11%), phóng xạ nguyên tử (13%) , hoạt động của tàu thuyền (18%) và tai nạn tàu bè trên biển (6%). Ước tính mỗi năm có khoảng 2,4 triệu tấn dầu đổ ra biển. Vì vậy, đến nay, đã có nhiều Bộ luật quốc tế và quốc gia đang được nghiên cứu và thực thi để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển - lá phổi xanh của Trái Đất.

Thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết, các nguồn ô nhiễm biển đến từ các nguồn: đất liền (50%), rò rỉ tự nhiên (11%), phóng xạ nguyên tử (13%) , hoạt động của tàu thuyền (18%) và tai nạn tàu bè trên biển (6%). Ước tính mỗi năm có khoảng 2,4 triệu tấn dầu đổ ra biển. Vì vậy, đến nay, đã có nhiều Bộ luật quốc tế và quốc gia đang được nghiên cứu và thực thi để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển - lá phổi xanh của Trái Đất.
Các nguồn gây ô nhiễm biển trong hoạt động hàng hải, thủy sản, du lịch, dầu khí và các hoạt động thương mại khác liên quan đến việc sử dụng tài nguyên biển hiện nay rất đa dạng và phức tạp: ô nhiễm do dầu (từ dầu được sử dụng làm nhiên liệu, bôi trơn, thuỷ lực cho bản thân tàu, cho đến dầu hàng do tàu vận chuyển); ô nhiễm do hóa chất lỏng chở xô trên tàu; ô nhiễm do các loại hàng nguy hiểm (chất nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc,…) vận chuyển bằng tàu; ô nhiễm do rác thải; ô nhiễm do nước thải; ô nhiễm không khí (chất làm suy giảm tầng ôzôn, ô xít lưu huỳnh, ôxít nitơ, ôxít cácbon, hơi của hợp chất hữu cơ vận chuyển trên tàu, việc đốt các loại chất thải trên tàu); ô nhiễm do sơn chống hà sử dụng cho thân tàu; ô nhiễm do các vật liệu độc hại dùng để đóng tàu (amiăng, kim loại nặng, hoá chất); ô nhiễm do sự di chuyển của các loài thuỷ sinh vật thông qua nước dằn tàu; các bệnh truyền nhiễm lan truyền qua con đường hàng hải; ô nhiễm do hoạt động cắt phá tàu cũ; ô nhiễm do hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí biển. Rõ ràng nguồn gây ô nhiễm biển từ các hoạt động nói trên là rất lớn, với sự phát triển rất nhanh của các phương tiện trong những năm vừa qua (Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 1.600 tàu biển, trọng tải 6,2 triệu tấn, đứng thứ 31 trên thế giới). Các nguồn gây ô nhiễm này thực sự đã trở thành nguy cơ vô cùng to lớn đối với môi trường biển, gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái biển, hủy hoại các nguồn tài nguyên biển, gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và góp phần không nhỏ vào biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường biển, Tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã thông qua một số công ước liên quan đến bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm như: Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973, sửa đổi bởi Nghị định thư 1978 (Công ước Marpol 73/78), Công ước quốc tế về về kiểm soát hệ thống chống hà độc hại của tàu năm 2001 (Công ước AFS 2001) và Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn năm 2004 (Công ước BWM 2004), Công ước quốc tế về an toàn và tái chế tàu cũ thân thiện môi trường (Công ước Hồng Kông 2009),....
Ý thưc được quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường biển, góp phần thúc đẩy và xây dựng ý thức pháp luật về BVMTB Việtnam đã tích cực tham gia và thực hiện các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển (BVMTB). Việc tham gia và thực hiện nghiêm túc các điều ước này sẽ khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và cũng là thế mạnh của Việt Nam để thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm phát triển đời sống, kinh tế - xã hội trong nước.
MT