Bộ GTVT ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2025(Thứ ba, 31/12/2024 15:23 GMT+7)
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1705/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2025 của Bộ.
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP) và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2020/NĐ-CP), Bộ Giao thông vận tải ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2025 như sau:
Mục đích: Triển khai đồng bộ việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, qua đó kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Yêu cầu: Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, Nghị định số 19/2020/NĐ-CP. Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong quá trình theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. d) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện công việc được giao trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.
Tổ chức thực hiện:
Trách nhiệm của các đơn vị: Vụ Pháp chế là đầu mối tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.
Các Cục: Hàng không Việt Nam, Đường bộ Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam bám sát Kế hoạch này để kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch của đơn vị mình cho phù hợp; Bố trí nhân lực và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện có hiệu quả; Báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Pháp chế) kết quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2025 đúng thời hạn; kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện.
Thanh tra Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
Vụ Tài chính, Văn phòng Bộ: tổng hợp dự toán ngân sách chi cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động của công tác này.
Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do ngân sách nhà nước cấp hàng năm và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG KẾ HOẠCH XEM TẠI ĐÂY.