Sản xuất nhiên liệu từ vi khuẩn (Thứ sáu, 22/03/2013 07:44 GMT+7)

Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ hoàng gia ở Stockholm đang sử dụng các thành phần của tảo lam, đó là ánh nắng mặt trời, CO2 và vi khuẩn, để sản xuất butanol, nhiên liệu giống hydrocacbon cho xe ô tô.

Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ hoàng gia ở Stockholm đang sử dụng các thành phần của tảo lam, đó là ánh nắng mặt trời, CO2 và vi khuẩn, để sản xuất butanol, nhiên liệu giống hydrocacbon cho xe ô tô.
Lợi thế của butanol là nguyên liệu dồi dào và tái tạo. Sản xuất nhiên liệu này có hiệu quả cao hơn 20 lần so với sản xuất etanol từ ngô và mía.
Paul Hudson, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Sử dụng vi khuẩn lam biến đổi gen, nhóm nghiên cứu đã kết nối sản xuất butanol với quá trình trao đổi chất tự nhiên của tảo. Nhờ có các gen liên quan được cấy vào đúng vị trí trong bộ gen của vi khuẩn lam, họ đã kích thích các tế bào sản sinh butanol thay cho việc thực hiện chức năng thông thường.
Nhóm nghiên cứu đã chứng minh có thể điều chỉnh sản xuất butanol bằng cách thay đổi các điều kiện trong môi trường xung quanh, mở ra các cơ hội khác như sản xuất butanol vào những thời điểm cụ thể trong ngày.
Hudson cho rằng có thể phải mất một thập kỷ trước khi sản xuất nhiên liệu sinh học từ vi khuẩn lam được thương mại trên thực tế.
GS Mathias Uhlén, một trong các nhà nghiên cứu về công nghệ sinh học đầu ngành của Thụy Điển và cũng là người phụ trách dự án cho biết: việc sử dụng các phương pháp biến đổi gen để tạo ra những bộ gen của vi sinh vật là một lĩnh vực tương đối mới. Vi khuẩn tạo ra nhiên liệu giá rẻ bằng ánh nắng mặt trời và CO2, có thể làm thay đổi thế giới.
Theo Hudson, một trong những vấn đề với các nhiên liệu sinh học hiện nay là etanol từ ngô, đó là giá ngô tăng chậm nhưng việc tăng và giảm giá nguyên liệu này là hoàn toàn không dự báo được. Ngoài ra, đất canh tác có hạn và sản xuất etanol từ ngô cũng bị ảnh hưởng bởi giá dầu, vì ngô cần được vận chuyển. Nhiên liệu sản xuất từ vi khuẩn lam cần rất ít đất. Các nguyên liệu ánh nắng mặt trời, CO2 và nước biển là vô tận. Một số vi khuẩn lam cũng có thể khai thác nitơ từ không khí, do đó, không cần bất cứ loại phân bón nào.
Bước tiếp theo trong nghiên cứu là đảm bảo cho vi khuẩn lam sản sinh butanol với khối lượng lớn hơn. Sau đó, cần biến đổi thêm nhiều gen để sản phẩm cuối cùng trở thành các hydrocacbon dài hơn, có thể hoàn toàn làm nhiên liệu thay thế xăng. Cuối cùng, qui trình cần được thực hiện bên ngoài phòng thí nghiệm và mở rộng ứng dụng trong ngành công nghiệp.
Theo NASATI, Sciencedaily