Tìm ra phương pháp sản xuất khối lượng lớn hydro với giá thành rẻ(Thứ năm, 11/04/2013 07:38 GMT+7)
Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Virginia, Hoa Kỳ đã tìm ra phương pháp sản xuất khối lượng lớn hydro với giá thành rẻ bằng đường mía.
Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Virginia, Hoa Kỳ đã tìm ra phương pháp sản xuất khối lượng lớn hydro với giá thành rẻ bằng đường mía.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng đường pentose, loại đường đầu tiên được tách ra từ gỗ. Đây không chỉ là hình thức sản xuất hydro rẻ tiền và thân thiện với môi trường, mà nó còn diễn ra bằng cách sử dụng bất cứ nguồn sinh khối nào. Cho đến nay, sản xuất khí hydro từ sinh khối là một qui trình tốn kém, cuối cùng lại không tạo sản xuất được khối lượng lớn.
Trong nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học đã giải phóng hydro trong điều kiện áp suất khí quyển bình thường và điều kiện phản ứng nhẹ ở mức 122 độ. Một nhóm enzyme đã được tách từ nhiều vi sinh vật ở nhiệt độ rất cao, được sử dụng làm các chất xúc tác sinh học để giải phóng hydro.
Đường pentose đã được sử dụng để giải phóng hydro mà trước đây không được dùng nhiều vì hầu hết các nhà khoa học sử dụng các vi sinh vật tự nhiên hoặc biến đổi gen. Do vây, không tạo ra khối lượng lớn hydro vì các vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản thay vì tách các phân tử nước để tạo thành hydro tinh khiết.
Năng lượng tích trữ trong đường pentose tách các phân tử nước, tạo thành hydro rất tinh khiết dùng cho các pin nhiên liệu trao đổi proton qua màng lọc.
Nhóm nghiên cứu đã tách một số enzym từ các vi sinh vật bản địa để tạo ra hỗn hợp enzym đặc biệt. Khi các enzym được kết hợp với đường pentose và polyphosphate, khối lượng lớn hydro được giải phóng từ đường pentose.Thực tế, nhóm nghiên cứu đã tạo ra khối lượng hydro cao hơn khoảng 3 lần so với các vi sinh vật sản xuất hydro khác.
Y.H. Percival Zhang, trưởng nhóm nghiên cứu và là PGS về kỹ thuật các hệ thống sinh học cho rằng qui trình mới của họ có thể giúp chấm dứt sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch. Hydro là một trong những nhiên liệu sinh học quan trọng trong tương lai
Nguồn: NASATI, Virginia Tech News