Tìm kiếm dạng ethanol mới thay thế diesel và nhiên liệu phản lực (Thứ sáu, 26/04/2013 15:44 GMT+7)
Các nhà khoa học cho rằng, một dạng nhiên liện sinh học tổng hợp mới gồm ADN từ nhiều sinh vật khác nhau có thể thay thế nhiên liệu diesel và phản lực trong tương lai.
Các nhà khoa học cho rằng, một dạng nhiên liện sinh học tổng hợp mới gồm ADN từ nhiều sinh vật khác nhau có thể thay thế nhiên liệu diesel và phản lực trong tương lai.
Nhiên liệu sinh học, phổ biến nhất được dùng trong các phương tiện giao thông ngày nay chính là ethanol, tuy nhiên, ethanol không hoàn toàn thích hợp với các động cơ hiện đại. Chẳng hạn, ethanol đòi hỏi pha trộn với các sản phẩm dầu khí.
Ngược lại, John Love khẳng định: “Chúng ta đang sử dụng sinh học tổng hợp dù không để sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế nhưng những phiên bản giống hệt của nhiên liệu hóa thạch đang được chúng ta sử dụng trong các động cơ ngày nay. Chúng ta có thể tạo ra các nhiên liệu sinh học với chức năng giống như nhiên liệu hóa thạch và đòi hỏi không thay đổi hoàn toàn đối với công nghệ sản xuất động cơ hiện tại”.
Các nhà nghiên cứu đã mất một thập kỷ để tìm ra cách sử dụng vi sinh vật dùng cho sản xuất một loại phân tử nhiên liệu có trong dầu khí được biết với tên gọi alkan. Ông Love nhớ lại, “chín năm trôi qua trong chờ đợi các vi sinh vật có rất ít tiến triển. Có thời điểm các nhà tài trợ thúc giục chúng tôi vì quá trình nghiên cứu diễn ra rất chậm”.
Vi sinh vật mà các nhà nghiên cứu sử dụng có tên là E. coli, một vi khuẩn thường sống ở ruột người và thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm. E. coli thường chuyển hóa đường thành chất béo để tạo nên màng tế bào. Các nhà nghiên cứu thay đổi hệ thống sản xuất dầu tự nhiên để tạo ra một loại alkan thường gặp ở nhiên liệu diesel hoặc nhiên liệu phản lực. Điều này yêu cầu mượn các gen từ rất nhiều sinh vật khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn phát quang sinh học từ cây long não và vi khuẩn lam (cyanobacteria) có tên gọi thông thường là tảo lam.
Các vi sinh vật đã được sử dụng để sản xuất ethanol thương mại thông qua việc tiêu thụ đường từ thu hoạch ngô và mía. Vi khuẩn mà Love và đồng nghiệp sử dụng để tạo ra alkan cũng sử dụng đường nhưng là đường từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả vật dụng bỏ đi.
Ông Love khẳng định: “Không có lý do gì mà chúng ta không sử dụng của những vật dụng bỏ đi nhưng còn có ích như sinh khối thực vật, thậm chí xác động vật và nước thải”.
Với sự ủng hộ của công ty dầu khí Shell, các nhà nghiên cứu tỏ ra thận trọng khi công nghệ của họ sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức trước khi tung ra thị trường vốn đã đầy đủ sản lượng thương mại hóa. Ông Love cho biết, mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tăng sản lượng lên 100 lần trong vòng ba năm tới.
Nguồn: NDĐT