Giảm phát thải khí nhà kinh với Sáng kiến vận tải hàng hóa xanh(Thứ năm, 20/06/2013 07:37 GMT+7)

Nhằm "thử nghiệm các cách tiếp cận phù hợp tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông, trunng tâm hoạt động môi trường thuộc ngân hàng phát triển châu A ADB đã đưa ra Sáng kiến vận tải hàng hóa xanh với mục đích triển khai các biện pháp can thiệp sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong các công ty vận tải hàng hóa đường bộ, với mục tiêu lớn hơn để giảm phát thải khí nhà kính từ vận tải hàng hóa.

Nhằm "thử nghiệm các cách tiếp cận phù hợp tại các nước tiểu vùng sông Mê Kông, trunng tâm hoạt động môi trường thuộc ngân hàng phát triển châu A ADB đã đưa ra Sáng kiến vận tải hàng hóa xanh với mục đích triển khai các biện pháp can thiệp sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong các công ty vận tải hàng hóa đường bộ, với mục tiêu lớn hơn để giảm phát thải khí nhà kính từ vận tải hàng hóa. Sáng kiến này sẽ tập trung vào: Triển khai công nghệ để trang bị thêm cho phương tiện đang lưu hành trên đường; Tăng cường tiếp cận tài chính cho các công nghệ xe mới; Cải thiện hành vi lái xe và bảo dường xe; Cải thiện quản lý logistics và sử dụng đội xe.
Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm hoạt động môi trường, các hoạt động của Sáng kiến sẽ thực hiện tại ba nước Lào, Thái Lan và Việt Nam. Theo đó các hoạt động chính sẽ tập trung vào việc xây dựng năng lực của các tổ chức địa phương (chính quyền, các hiệp hội) để cho phép các công ty vận chuyển hàng hóa tiếp cận vốn, công nghệ và xây dựng năng lực để giảm chi phí nhiên liệu; Tập trung vào các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ vừa và nhỏ mà ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hàng hóa; Hỗ trợ điều phối liên ngành bằng cách kết nối các cơ quan năng lượng, giao thông và môi trường.
Ngoài ra Trung tâm hoạt động môi trường cũng đề xuất một số biện pháp như thành lập một tổ chức đầu mối trung ương ở mỗi quốc gia chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ và liên lạc với các công ty vận chuyển hàng hóa được (hoặc tăng cường trong trường hợp Thái Lan, nơi đã có một khuôn khổ thể chế như vậy tồn tại) để bổ sung công việc đang diễn ra liên quan đến sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong vận tải hàng hóa. Các tổ chức này sẽ tập trung vào một cơ chế tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa vừa và nhỏ tiếp cận chuyên môn và các công nghệ mới. Các tổ chức này sẽ được đặt tại các Bộ Giao thông vận tải ở mỗi quốc gia, và sẽ làm việc thông qua một nhóm chỉ đạo dự án (bao gồm các Bộ giao thông vận tải, năng lượng và môi trường) để cho phép sự hợp tác qua khu vực, Các chuyên gia trong nước và trong vùng sẽ tham gia để đảm bảo hiệu quả của dự án và các hiệp hội vận tải đường bộ sẽ được tham gia để tăng cường hoạt động và nâng cao năng lực của họ. Các tổ chức này sẽ hoạt động thông qua mạng lưới phân cấp của Trung tâm vận tải Xanh (GFC), gắn trong các hiệp hội vận tải hàng hóa địa phương. Nói chung, Trung tâm vận tải Xanh (GFCs) sẽ được thiết lập trong ba giai đoạn: Khởi đầu của GFC mà sẽ được đi kèm với việc thử nghiệm các biện pháp can thiệp trong lựa chọn nhỏ tại các công ty để thiết lập các tiết kiệm; Thí điểm cơ chế tài chính để cho phép các công ty để mua công nghệ và tham gia vào xây dựng năng lực; Xác định các cơ hội đòn bẩy tài chính để mở rộng các thí điểm vào một chương trình dài hạn hơn.
Theo các nhà nhiên cứu, do sự khác biệt về cấu trúc và sự phát triển của ngành vận tải hàng hóa tại mỗi quốc gia, việc tổ chức thực hiện và trọng tâm công việc sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia. Dự án sẽ tham gia và bổ sung các sáng kiến xây dựng năng lực đang diễn ra tại Viện Mê Kông và sẽ làm vỉệc với GMS FRETA để thực hiện các hoạt động quan tâm lẫn nhau, đặc biệt là tại Lào.
DT