Tập huấn phát triển nhiên liệu sinh học bền vững(Thứ sáu, 26/07/2013 07:46 GMT+7)

Sáng 25/7, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị tập huấn về tuyên truyền và phổ biến kiến thức về vai trò quan trọng và hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của nhiên liệu sinh học trong sự phát triển bền vững.

 Sáng 25/7, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị tập huấn về tuyên truyền và phổ biến kiến thức về vai trò quan trọng và hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của nhiên liệu sinh học trong sự phát triển bền vững.
Hội nghị do Ban điều hành liên ngành đề án phát triển nhiên liệu sinh học, Bộ Công thương chủ trì, nhằm thực hiện QĐ số 177 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng kiến thức về vai trò quan trọng và hiệu quả kinh tế, xã hội, và bảo vệ môi trường của nhiên liệu sinh học trong sự phát triển bền vững - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đợt tập huấn lần này nhằm thay đổi cơ bản về nhận thức, sự hiểu biết về vai trò quan trọng của nhiên liệu sinh học trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội, cũng như vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của cộng đồng.
Theo đó, nhiều ý tưởng mới được trao đổi, thảo luận tại buổi tập huấn qua phần trình bày của Báo cáo viên, như: Kết quả triển khai Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025; Chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng nhiên liệu sinh học của Việt Nam và các nước trên thế giới (Ông Nguyễn Đình Hiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương).
Các vấn đề liên quan đến vùng nguyên liệu, công nghệ sản xuất, phân phối sản phẩm và định hướng sử dụng nhiên liệu sinh học (Ông Nguyễn Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương).
Tình hình triển khai các dự án Nhiên liệu sinh học và xây dựng mạng lưới phân phối và kế hoạch triển khai kinh doanh E5 của Tập đoàn Dầu khí; Kết quả đánh giá tương thích của động cơ nổ thế hệ cũ sử dụng xăng sinh học có tỉ lệ etanol E100 lớn hơn 5% (PGS.TS Lê Anh Tuấn, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.)
Nguồn: Báo GD & TĐ