Thí điểm thực hiện vận tải xanh tại Việt Nam(Thứ sáu, 14/02/2014 00:00 GMT+7)

Vận tải xanh sẽ giảm sự can thiệp các bon thấp cho các nhà khai thác vận tải theo cách giảm tiêu thụ nhiên liệu và chi phí nhiên liệuTrung tâm Hoạt động môi trường ADB sẽ thực hiện thí điểm sáng kiến vận tải xanh tại Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), trong đó có Việt Nam, với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ vận tải hàng hóa thông qua việc triển khai công nghệ...


Trung tâm Hoạt động môi trường ADB sẽ thực hiện thí điểm sáng kiến vận tải xanh tại Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), trong đó có Việt Nam, với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ vận tải hàng hóa thông qua việc triển khai công nghệ để trang bị thêm cho phương tiện đang lưu hành trên đường, tăng cường tiếp cận tài chính cho công nghệ xe mới, cải thiện hành vi lái xe và bảo dưỡng xe và cải thiện quản lý logistics.

Vận tải xanh sẽ giảm sự can thiệp các bon thấp cho các nhà khai thác vận tải theo cách giảm tiêu thụ nhiên liệu và chi phí nhiên liệu

Vận tải xanh sẽ giảm sự can thiệp carbon thấp cho các nhà khai thác vận tải
theo cách giảm tiêu thụ nhiên liệu và chi phí nhiên liệu

Sáng kiến khu vực này bao gồm ba dự án thí điểm quốc gia ở Lào, Thái Lan, Việt Nam thử nghiệm vận tải xanh, sự can thiệp carbon thấp cho các nhà khai thác vận tải theo cách giảm tiêu thụ nhiên liệu và chi phí nhiên liệu. Điều này sẽ sử dụng cách tiếp cận xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ từ đó giúp tăng tính cạnh tranh của ngành vận tải.
 
Dự án này sẽ tập trung vào ba lĩnh vực: Tăng khả năng kết nối với nguồn tài chính cho cho công nghệ xe; nâng cao hành vi của người lái xe và bảo trì xe; nâng cao khả năng quản lý công tác logistic và sử dụng đoàn xe để làm tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu vận tải hàng hóa và giảm phát thải nhà kính (GHG) từ các doanh nghiệp vận tải.
 
Đồng thời dự án này cũng xác định mục tiêu của Hiệp hội vận tải địa phương – tất cả các hoạt động thí điểm sẽ được thực hiện phối hợp với Hiệp hội vận tải này để xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa vừa và nhỏ ở địa phương.
 
Ngoài ra, dự án còn cung cấp đầu vào kỹ thuật để thiết kế một hệ thống chương trình giám sát và đánh giá, tham gia các chương trình vận tải xanh của quốc gia và khu vực để chia sẻ kinh nghiệm, chuẩn bị các tài liệu nâng cao nhận thức về vận tải xanh cho các công ty Việt Nam.
 
Mục tiêu của dự án này là thực hiện thử nghiệm mô hình phân cấp để triển khai các can thiệp vận tải xanh trong các doanh nghiệp vận tải vừa và nhỏ tham gia vào vận tải hàng hóa và xây dựng các kiến nghị để có thể triển khai rộng mô hình này ở Việt Nam.

Dự án sẽ thu hút và nhắm tới một hiệp hội vận tải địa phương và sẽ được xác định ngay từ đầu. Nhóm công tác của dự án sẽ thực hiện các hoạt động hợp tác với Hiệp hội vận tải được chỉ định để xây dựng năng lực và tăng nhận thức về vận tải xanh. Các biện pháp vận tải xanh được thử nghiệm sẽ bao gồm đào tạo lái xe sinh thái và lái xe an toàn, công nghệ vận tải xanh và cung cấp tài chính cho việc này và quản lý logistic. Một chuyên gia tài chính về doanh nghiệp vừa và nhỏ độc lập được ký hợp đồng để đưa ra các ý kiến chuyên môn đầu vào để xây dựng cơ chế cấp tài chính cho các công nghệ xanh cho toàn bộ 3 nước.
 
Hành lang kinh tế đang được xây dựng trên Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) để cải thiện kết nối giao thông, tạo thuận lợi phát triển thương mại và kinh tế và tăng cường hợp tác vùng. Với các hành lang giao thông đường bộ ban đầu gần như hoàn chỉnh, sự nhận thức ngày càng tăng về tính cạnh tranh của các hành lang này cần được cải thiện bằng cách tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và giảm tác động của chúng lên hệ sinh thái và môi trường. Sự phát triển và vận tải tăng lên dọc theo các hành lang này có khả năng dẫn tới kết quả làm tăng phát thải khí nhà kính và thay đổi môi trường. Các vấn đề này cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tính bền vững của môi trường.

Nguồn: Duongbo.vn