Thiết kế giao thông xanh ở TPHCM(Thứ hai, 15/09/2014 00:00 GMT+7)

Vừa qua, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình Giao thông đô thị TPHCM phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) cùng các đơn vị liên quan góp ý về ý tưởng và thiết kế cơ sở dự án “giao thông xanh TPHCM”.


Vừa qua, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình Giao thông đô thị TPHCM phối hợp Ngân hàng thế giới (WB) cùng các đơn vị liên quan góp ý về ý tưởng và thiết kế cơ sở dự án “giao thông xanh TPHCM”.

Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình Giao thông đô thị TPHCM cho biết, phát triển giao thông xanh TP là phát triển hệ thống xe buýt nhanh (BRT – “Bus Rapid Transit”) sử dụng nhiên liệu là khí nén thiên nhiên. Trên cơ sở đó, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã nghiên cứu và đề xuất với TP 6 tuyến BRT có tổng chiều dài khoảng 103km. Trong đó, tuyến BRT số 1 trên đường Võ Văn Kiệt- Mai Chí Thọ là dự án được triển khai đầu tiên có chiều dài 28,6km. Tổng vốn để xây dựng khoảng 3.248 tỷ đồng do WB tài trợ và vốn đối ứng của Việt Nam”.

Tuyến BRT Võ Văn Kiệt- Mai Chí Thọ có điểm đầu là bến xe miền Tây và điểm cuối là ngã 3 Cát Lái, đi qua các quận: 1, 2, 5, 6, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Dự án có các hạng mục 1 Depot ở Thủ thiêm, 4 nhà ga ở điểm đầu và cuối, cùng ga quá cảnh ở bến xe Chợ Lớn và Bến Thành. Tất cả có 2 trạm trung chuyển, 31 trạm dừng dọc tuyến, cùng 30 xe buýt.

Ảnh minh họa: nld.com.vn

Ngoài ra, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn còn nghiên cứu đề xuất thêm tuyến nhánh BRT kết nối từ quận 1 theo đường ven sông Sài Gòn đến bán đảo Thanh Đa-Bình Quới, quận Bình Thạnh. Dự kiến dự kiến sẽ được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2018.

Ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Ban Quản lý cho biết: Ùn tắc giao thông, ngập úng, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng để cải thiện vấn đề này TP đang triển khai các dự án phát triển hạ tầng giao thông như xây dựng các tuyến Metro, đường trên cao, đường vành đai, cầu vượt bằng thép… và hệ thống BRT.

Mục tiêu của dự án phát triển giao thông xanh TPHCM là cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt nhanh, góp phần nâng cao năng lực giao thông, rút ngắn thời gian đi lại trên tuyến. Từ việc phát triển hệ thống xe buýt nhanh cũng góp phần tổ chức lại không gian đô thị, tăng cường mảng xanh dọc tuyến, hoàn thành mục tiêu chỉnh trang đô thị dọc tuyến. Sử dụng hệ thống BRT là góp phần giảm tiêu hao năng lượng trung bình và lượng khí thải nhà kính, giảm lượng tai nạn giao thông trên hành lang Đông – Tây…

Nguồn: Thanh Niên, SGGPO