Bộ GTVT đồng ý cho phép thành lập 14 đường ngang thuộc dự án lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt(Thứ ba, 07/09/2010 12:01 GMT+7)

Ngày 06/9/2010 Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng đã ký Công văn số 6089/BGTVT- KCHT gửi Đường sắt Việt Nam, đồng ý cho phép thành lập 14 đường ngang thuộc dự án lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt trong kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo quyết định 1856/QĐ- TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 06/9/2010 Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng đã ký Công văn số 6089/BGTVT- KCHTgửi Đường sắt Việt Nam, đồng ý cho phép thành lập 14 đường ngang thuộc dự án lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt trong kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo quyết định 1856/QĐ- TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:

1. Đồng ý cho phép thành lập các đường ngang sau đây:
- Đường ngang phòng vệ bằng biển báo:
+ Đường ngang tại Km 45+620 (tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng);
+ Đường ngang tại Km 11+850, Km 86+700, Km 100+750, Km 105+850, Km 126+400, 128+800, Km 133+970, Km 135+800, Km 139+200 (tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai);
+ Đường ngang tại Km 27+985 (tuyến đường sắt Đông Anh – Quán Triều);
- Đường ngang phòng vệ bằng thiết bị cảnh báo tự động:
+ Đường ngang tại Km 80+500 (tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai);
+ Đường ngang tại 89+546 (tuyến đường sắt Gia Lâm – Hải Phòng);
- Đường ngang có người gác:
+ Đường ngang tại Km 44+050 (tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai);
2. Giao Đường sắt Việt Nam xem xét hồ sơ đề nghị cấp phép, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế các yếu tố không bảo đảm theo quy định của Điều lệ đường ngang và ra quyết định cho phép thành lập các đường ngang kể trên.
3. Kinh phí khảo sát, thiết kế do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT đường sắt thực hiện bằng nguồn vốn do nhà nước cấp cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam theo Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
4. Kinh phí xây dựng các đường ngang thực hiện bằng nguồn vốn do nhà nước cấp cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam theo Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
5. Kinh phí quản lý, bảo trì các đường ngang và tổ chức phòng vệ các đường ngang thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo kế hoạch nhà nước cân đối hàng năm cho Đường sắt Việt Nam.
Bộ GTVTyêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phối hợp thực hiện việc xây dựng các đường ngang nói trên để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ ./.
ĐT