Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường tham dự Diễn đàn Logistics và Dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế(Thứ tư, 30/03/2011 10:23 GMT+7)

Sáng 30/03/2011, tại Vũng Tàu, Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics và Dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Tới dự diễn đàn về phía Bộ Giao thông vận tải có Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, lãnh đạo Vụ Vận tải, Cục Đăng kiểm, Cục HHVN, lãnh đạo Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Diễn đàn còn đón tiếp lãnh đạo các Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Ngân hàng Nhà nước; lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước đối thoại; các quan chức kinh tế cao cấp và các nhà lãnh đạo các cảng biển tại Việt Nam và quốc tế tham dự.

Sáng 30/03/2011, tại Vũng Tàu, Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics và Dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Tới dự diễn đàn về phía Bộ Giao thông vận tải có Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, lãnh đạo Vụ Vận tải, Cục Đăng kiểm, Cục HHVN, lãnh đạo Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Diễn đàn còn đón tiếp lãnh đạo các Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch - Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Ngân hàng Nhà nước; lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước đối thoại; các quan chức kinh tế cao cấp và các nhà lãnh đạo các cảng biển tại Việt Nam và quốc tế tham dự.
Mục đích của diễn đàn là tạo cơ hội cho DN trong lĩnh vực logistic; nâng cao năng lực quản lý logistics và phát triển nguồn nhân lực. Đề xuất nững cơ chế chính sách và giải pháp phát triển nhanh và bền vững lĩnh vực Dịch vụ cảng biển ở Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng trong giai đoạn mới.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền. Hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Tại những nước phát triển như Nhật và Mỹ, chi phí logistics chiếm khoảng 10% đến 13% GDP. Đối với những nước đang phát triển thì khoảng 15% đến 20% GDP, với nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%.
Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được về thời gian và chất lượng của các loại hình dịch vụ khác. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ logistics đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Các số liệu thống kê cho thấy tổng chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP, trong đó vận tải chiếm khoảng 50 - 60%.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường phát biểu tại diễn đàn

Trong những năm qua, nhà nước đã giành một phần lớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics phát triển. Việc phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông trong những năm qua cũng góp phần không nhỏ cho hoạt động vận tải làm tiền đề để phát triển chuỗi cung ứng.
Nước ta đang từng bước trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mở là sự phát triển không ngừng của vận tải quốc tế. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển logistics tại Việt Nam. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, cần phải có những giải pháp kịp thời, quyết liệt để thực hiện các nhiệm vụ:
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Đây là một nhiệm vụ cấp bách đã được Chính phủ quan tâm, tập trung ưu tiên đầu tư. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vận tải biển trước hết là các cảng biển. Hiện nay, 70% hàng container tập trung ở các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cảng cạn (ICD), kho bãi, các khu đầu mối vận tải.
- Đồng thời phát triển nhanh các phương tiện vận tải biển và phương tiện xếp dỡ hàng hoá, đặc biệt là làm hàng container. Việc đầu tư phát triển này cần được tiến hành đồng bộ với kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ nội địa.
- Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dịch vụ logistics, trước hết là sử dụng EDI (Electronic Data Interchange) để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics.
Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, xây dựng và quy hoạch tổng thể khu phân phối hàng hóa hợp lý kết nối cả đường bộ đường sắt, hàng hải, hàng không; đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại chất lượng như các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, khu kinh tế mở; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành logistics có chất lượng tốt. Cùng với chính sách hợp lý và sự đầu tư của Chính phủ, chắc chắn trong thời gian tới ngành vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ.

Công Bằng (Vụ VT)