Giao thông bền vững bảo vệ môi trường(15/06/2010)

Liệu với những quy tắc hướng dẫn về giao thông bền vững với môi trường có thể ứng dụng được vào trong phát triển giao thông vận tải tại Việt Nam trước bối cảnh có quá nhiều thách thức và thực trạng kém bền vững?

  • Thực hiện Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 29 của Ban Bí thư trung ương, Bộ Giao thông vận tải đã xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước. Trong những biện pháp bảo vệ môi trường của ngành giao thông vận tải, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho đông đảo quần chúng là một trong những biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất.
  • Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đường sắt năm 2010, Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Hội Môi trường Giao thông Vận tải đã tổ chức khóa đào tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đường sắt từ ngày 1/6 đến ngày 3/6/2010 tại Hải Phòng.
  • Với hơn 3260 km chiều dài bờ, hơn 1 triệu Km2 mặt biển thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam là điều kiện hết sức thuận lợi để nước ta phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế Hàng hải nói riêng. Thực tế Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng phát triển kinh tế biển, trong đó có kinh tế Hàng hải. Hội nghị BCHTƯ khóa X lần thứ 4 về chuyên đề Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007) đã xác định kinh tế Hàng hải có vị trí ưu tiên thứ hai (sau ngành dầu khí) trong các lĩnh vực kinh tế biển, với vận tải biển được xác định là lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn.
  • Hiện nay, ngành Hàng hải đang có những bước tiến mạnh mẽ. Những kết quả mà toàn ngành gặt hái được là cơ sở để khẳng định vị thế của ngành trong nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, những tác động tới môi trường của ngành đang là những vấn đề bức thiết cần giải quyết. Trong những hướng đi nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành Hàng hải, giải quyết xung đột của ngành với các ngành khác, đồng thời hạn chế những tiêu cực tới môi trường thì việc xây dựng và áp dụng các mô hình quản lý môi trường hiệu quả là rất cần thiết.
  • (LĐĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong hoạt động hóa chất, thay thế Nghị định 31/2007/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý hóa chất nguy hiểm. Nghị định mới này có hiệu lực thi hành từ ngày 10.12.2009.
  • Từ 1-7-2006, xe ôtô lưu hành tại năm thành phố đô thị lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải mới Euro 2. Nhưng 16 triệu xe gắn máy hằng ngày cũng xả ra một lượng khí thải ô nhiễm không kém vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Tìm theo ngày :