Đổi mới công tác quản lí, sử dụng người lái ở TCTHKVN

Thứ sáu, 23/11/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
T khi thành lập ngành HKVN (1956) đến những năm 1990, người lái máy bay (NLMB) là những chiến sĩ quăn đội. Họ được quăn đội tuyển chọn đưa đi đào tạo về lái máy bay quân sự, vận tải dân dụng...
T khi thành lập ngành HKVN (1956) đến những năm 1990, người lái máy bay (NLMB) là những chiến sĩ quăn đội. Họ được quăn đội tuyển chọn đưa đi đào tạo về lái máy bay quân sự, vận tải dân dụng... Tiêu chuẩn
, chế độ hưởng thụ của NLMB trong thời kỳ này không có gì khác ngòai tiền ăn đinh lượng cho hơn CBNV bình thường. Đây là thời oanh liệt, hào hùng của NLMB Việt Nam.
Trong dịp phục vụ chiến trường miền Nam có những bữa cơm chiều thừa mấy mâm không có người ăn do có phi đội bay đi làm nhiệm vụ mà không trở về...
Từ những năm 1990 đến nay, ngành HKVN chuyển khỏi chế độ quân đội trở thành một ngành dân sự, NLMB làm việc cho hãng Hàng không quốc gia (VNA) một doanh nghiệp SXKD vận tải hàng không. Tuy nhiên, việc đào tạo huấn luyện và sử dụng NLMB vẫn gần như không có thay đổi. TCTHKVN tuyển chọn, bỏ tiền đào tạo rồi về lái máy bay cho VNA với chế độ đãi ngộ có thay đổi: Ngoài tiền lương, thưởng như CBNV bình thường NLMB được hưởng tiền bồi dưỡng theo giờ bay, suất ăn giành riêng cho người lái. Sự việc này coi như mót đạo lý, một sự "tất nhiên". Trong thời kỳ này ở HKVN không có ai tự đi học lái máy bay không có NLMB nào đặt vấn đi lái cho hãng hàng không khác.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã thay đổi. Thời gian gằn đây phi công của VNA được gửi đi đào tạo ở các trung tâm ở nước ngoài, được huấn luyện trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế nên tấm bằng lái của nhà chức trách HKVN cấp cho phi công đạt đẳng cấp quốc tế, Việt Nam đã gia nhập WTO, phi công VN có thể tham gia vào thị trướng lao động quốc tế đang rất sôi động do thời gian này thị trướng hàng không thế giới tăng trưởng 5,9%; VNA thuê nhiều phi công nước ngoài với mức lương gấp nhiều lần trả cho phi công Việt Nam...
Tổ bay B777Vừa qua, có 2 phi công của VNA tiếp xúc với một số hãng hàng không nước ngoài rồi đề nghị TCTHKVN cho phép đi lái thuê cho họ. Đây là việc bình thướng trong nền kinh tế thị trưng nhưng cũng là bài toán khó cho TCTHKVN cũng như NLMB. Bởi vì, hợp đồng lao động mà NLMB ký với VNA không có điều khoản nào đề cập đến việc ra đi của người lái được VNA đào tạo, sử dụng thì như thế nào có phải bồi thường không và bao nhiêu? Đào tạo NLMB khác với NLĐ khác do doanh nghiệp phải chi phí rất lớn về thời gian, tiền bạc để đào tạo, huấn luyện họ. Ngược lại, VNA không cho họ ra đi cũng không được vì đó là quyền của NLĐ. Hơn nữa, một khi người ta đã không tâm huyết với đơn vị thì dù ở lại họ cũng không thể phục vụ tốt Đó là về lý còn về tình, nếu thoả mãn ngay cho một số NLMB ra đi thì VNA sẽ thiếu hụt lực lượng NLMB trong khi việc đào tạo phải ít nhất 4 - 6 năm mới có một phi công c nước ngoài thuê còn việc thuê phi công nước ngòai cũng không đơn giản do thị trường hàng không thế giới đang có mức tăng trưởng cao rất khan hiếm phi công thương mại.
Theo chúng tôi, việc TCTHKVN phải có một chiến lược đào tạo, huấn luyện, quản lý, sử dụng NLMB trong tình hình mới là việc làm cấp bách. Đã đến lúc phải thực hiện việc xã hội hoá đào tạo, sử dụng NLMB theo cơ chế thị trưng. Đặc biệt, hợp đồng lao động của VNA ký với NLMB phải thay đổi trong đó việc di chuyển đi, đến phải thật chi tiết, pháp lý hóa, bảo đảm quyền lợi cho người ra đi và cả người sử dựng lao động.
Vừa qua, chúng tôi đã trao đổi, tâm sự với nhiều NLMB, cán bộ Đoàn bay 919... thì thấy về cơ bản ủng hộ NLMB được chuyển đi làm việc ở nơi khác nhưng phải có lý, có tình. Trước mắt cần phải chờ đợi cho VNA - đơn vị đã từng tạo nên cho mình bằng cấp, nghề nghiệp - có thời gian chuẩn bị về chính sách, thủ tục... làm sao để VNA không bị ảnh hưởng SXKD, phục vụ sự phát triển của đất nước. Nếu có khúc mắc NLMB nên trao đổi thẳng thắn với người sử dụng lao động. Ngược lại, theo chúng tôi, lãnh đạo Đoàn bay 919, VNA, TCTHKVN cũng cần quan tăm hơn nữa trong việc quản lý, sử dụng NLMB. Theo chúng tôi được biết, một số phi công xin ra đi ngoài lý do về thu nhập cũng còn những yếu tố khác. Theo nhận định chung của nhiều phi công thì lãnh đạo TCTHKVN cũng rất quan tâm đến NLMB về thu nhập, chính sách, chế độ như nhà cửa, công ăn việc làm của vợ, con... trong hoàn cảnh có thể nhưng còn chưa kịp thời đáp ứng với thực tế. Thời gian qua, trung bình một phi công nước ngoài VNA thuê phải chi cho họ 10.000 USD/ tháng trong khi một cơ trưởng Boeing 777 chỉ có mức thu nhập 25-30 triệu đ/ tháng. Từ tháng 9/2007, TCTHKVN đã điều chỉnh thu nhập NLMB bằng phương pháp tăng mức lương khởi điểm, tách riêng phụ cấp giờ bay thì một cơ trưởng B777 có mức thu nhập từ 30 - 34, 35 triệu đ/tháng (Hơn 2000 USD). Tất nhiên, NLMB Việt Nam không thể so sánh với phi công nước ngoài vì công việc của phi công ngoại quốc không ổn định, (có khi thất nghiệp, bị sa thải khi không có nhu cầu...), giá cả, chi phí cao, ngoài "làm công, ăn lương" họ không còn chế độ nào khác. Việc tăng thu nhập cho NLMB Việt Nam cũng không đơn giản vì doanh nghiệp còn bị hạn chế về chế độ chính sách của nhà nước, tình hình SXKD, mức sống chung của đơn vị.... Ngoài khoản thu nhập còn khiêm tốn, theo chúng tôi, mót số NLMB của VNA cũng chưa hài lòng với cách quản lý, ứng xử ở cơ sở (Đoàn bay 919). Ví dụ đang có nhiều NLMB thắc mắc về thang, bậc chế độ tiền lương, thưởng, bồi dưỡng an toàn, đi lại... chưa công bằng, thoả đáng giữa NLMB với CBNV phục vụ ở mặt đất, giữa những NLMB với nhau. Một chi tiết rất nhỏ nhặt nhưng nhiều NLMB bất bình như họ di chuyển để làm nhiệm vụ, cha mẹ, vợ con NLMB đi lại bằng vé giảm cước theo chế độ của VNA chính do họ cầm lái, nhưng khi làm thủ tục bay nếu đông khách vẫn bị hoãn, cắt, 4 phi công ở chung một căn phòng 18m2; đơn vị chưa thật quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần của NLMB...
Theo nhận định của chúng tôi, do lịch sử để lại và hầu hết người quản lý lãnh đạo của Đoàn bay 919 đều là phi công kiêm nhiệm, không có kinh nghiệm quản lý nên hiện nay đơn vị này tồn tại rất nhiêu những khúc mắc thuộc nhiều lĩnh vực chưa được giải quyết làm đơn vị mất đi ít nhiều sự ấm cúng cũng là một trong những nguyên nhân một số NLMB không tha thiết với đơn vị...
Dư luận chung mong rằng TCTHKVN nhanh chóng có những đổi mới đáp ứng với tình hình khách quan đang thay đổi trong việc đào tạo, huấn luyện, sử dụng NLMB, ngược lại, NLMB của VNA dù trong hoàn cảnh nào cũng ứng xử một cách có lý, có tình giữ vững truyền thống anh hùng, đoàn kết, nhất trí của đơn vị mình.
Tạp chí Hàng không 11/2007

Tạp chí Hàng không 11/2007

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)