Indonesia đẩy nhanh kế hoạch phát triển hệ thống giao thông đường sắt
Thứ năm, 18/04/2013 00:00
Hiện nay, mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch phát triển giao thông đường sắt Indonesia là đơn giản và hiện đại hóa các quy trình trong đường sắt, nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn đường sắt.
Hiện nay, mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch phát triển giao thông đường sắt Indonesia là đơn giản và hiện đại hóa các quy trình trong đường sắt, nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn đường sắt.
Đường sắt của Indonesia có tổng chiều dài không tới 10000km, trong đó chỉ có một nửa vận hành thường xuyên, có rất nhiều đoạn cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, thiết bị vật tư cũ kĩ, lạc hậu, không được bảo dưỡng đầu tư đúng mức nên không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Ngoài ra, vấn đề về đảm bảo an toàn trong vận hành đường sắt của Indonesia cũng rất đáng lưu tâm: không đóng cửa tàu khi đang vận hành, các trường hợp nhảy tàu diễn ra khá thường xuyên..., từ đó dẫn đến tỷ lệ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt của Indonesia cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của thế giới.
Những năm gần đây, Chính phủ Indonesia rất tích cực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào hệ thống giao thông trong nước. Năm 2011, Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản ký kết hiệp ước cho Chính phủ Indonesia vay 1,8 tỷ USD để phát triển hệ thống giao thông đường sắt. Số vốn này được đầu tư để xây dựng 2 tuyến đường sắt có chiều dài 110km.
Tuyến thứ nhất theo hướng Bắc Nam, được chia làm 2 giai đoạn, dự kiến sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng vào năm 2016 (giai đoạn 1) và năm 2018 (giai đoạn 2).
Tuyến thứ hai theo hướng Đông Tây, hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, dự kiến sẽ khởi công vào năm 2024. Tuyến này sẽ bao gồm cả đường sắt thông thường và đường sắt ngầm, dự kiến sau khi đưa vào sử dụng được 3 năm sẽ đạt lưu lượng chuyên chở hành khách là 420.000 người/lượt.
Ngoài ra, Chính phủ Indonesia cũng rất cởi mở đối với việc mở các gói thầu cải tạo, xây dựng mới các khu đầu mối vận chuyển hàng hóa cũng như mua sắm trang bị các loại đầu máy, thiết bị hiện đại... cho tất cả các nhà thầu có năng lực trong và ngoài nước. Đây là một chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống giao thông và kinh tế của Indonesia.
Nguồn: ĐSVN
toan