Đường sắt Thái Lan: Tăng cường đầu tư các tuyến truyền thống

Thứ tư, 04/09/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thái Lan đang có kế hoạch lớn nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vận tải, trong đó đầu tư cho đường sắt chiếm một phần quan trọng.
Thái Lan đang có kế hoạch lớn nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vận tải, trong đó đầu tư cho đường sắt chiếm một phần quan trọng.

Kế hoạch đó không chỉ có dự án xây dựng bốn hành lang cao tốc, mà còn bao gồm việc làm đường đôi và cải tạo các tuyến hiện có, cùng với việc phát triển mở rộng mạng ĐS đô thị Bangkok.

Cao tốc còn nhiều ý kiến dè dặt

Bốn tuyến cao tốc dự kiến được thiết kế với tốc độ ít nhất là 250 km/h gồm: Bangkok – Chiang Mai (745 km); Bangkok – Nong Khai/ biên giới Lào (615 km); Bangkok – Rayong qua Pattaya (212 km); Bangkok – Badang Besar/biên giới Malaysia qua Hua Hin (982 km).
Với 2.563 km cao tốc này không những để nối Bangkok với các tỉnh của Thái Lan mà còn tạo một khung tiền đề cho việc hòa nhập các hành lang ĐS xuyên châu Á qua Malaysia, Lào và Trung Quốc.

Chương trình cao tốc là yếu tố tham vọng nhất của kế hoạch đầu tư, khi Thái Lan muốn trở thành nước đầu tiên trong ASEAN có tàu khách tốc độ trên 160 km/h. Nhưng nhiều nhà bình luận đã tỏ ra dè dặt về khả năng đáp ứng về tài chính và sự phù hợp của tàu cao tốc.

Theo Ông Chadchart Sittipunt, Bộ trưởng Bộ Vận tải, mạng cao tốc sẽ giúp phát triển các thành phố ngoài Bangkok và người đi tàu sẽ tăng theo thời gian. Nhưng gần đây, ông nói là về tài chính sẽ phát sinh nợ trong nước, mạng cao tốc chỉ nên làm từng phần một và chưa bao giờ nói tới kinh phí cả gói.

Tăng cường đầu tư các tuyến truyền thống
Chương trình đã dành một khoản vốn lớn cho việc nâng cao năng lực mạng ĐS hiện có. Phần quan trọng của khoản kinh phí 13,4 tỷ USD này là tập trung hoàn thành chương trình làm đường đôi đang được thi công từ mấy năm qua. 10 đoạn khác cũng sẽ được làm đường đôi, trong đó có bốn đoạn được đặc biệt quan tâm.

Việc tiếp nối với quốc tế cũng là một ưu tiên, 464 km ở Thượng đông-bắc cũng sẽ được làm đường đôi nối Mabkhabal, (gần Kaeng Khoi, Thanon Chira) với Nong Khai trên biên giới với Lào. Đoạn này sẽ được bổ sung 309 km ở Hạ đông-bắc giữa Thanon Chira và Ubon Ratchathani.

Một đoạn 385 km khác cũng sẽ được làm đường đôi giữa Lop Buri và Den Chai trên tuyến Chiang Mai. Về phía nam, một công trình có ý nghĩa lớn là làm đường đôi 927 km giữa Nakhon Pathom và biên giới Malaysia ở Padang Besar nhằm tăng vận lượng qua biên giới.

Trong khi việc chuyển đổi khổ đường thành khổ 1435 mm ít được nói tới, thì lại có rất nhiều kế hoạch phát triển đường khổ 1.000mm, trong đó có hai tuyến về phía biên giới Lào. Cả hai tuyến đều là đường đôi, nhằm mở rộng giao tiếp và phát triển kinh tế khu vực phía bắc.

Một trong những chủ đích của kế hoạch là phát triển cảng nước sâu và khu kinh tế đặc biệt ở Dawai trên bờ biển Myanmar, nối tiếp bằng một một tuyến dài 132 km từ Kanchanaburi.

Các công trình làm đường đôi và xây dựng tuyến mới còn được hỗ trợ bằng vốn cố định để nâng cấp thông tin tín hiệu trên toàn mạng. Chính phủ còn cấp vốn để thay thế 108 đường ngang bằng cầu và cầu vượt.

Phát triển đường sắt đô thị - Tăng tốc độ và thị phần vận tải hàng

Mục tiêu thứ ba của chương trình là ĐS đô thị khu vực Bangkok, chi phí khoảng 15,7 tỷ USD, dự kiến chiếm khoảng 24% ngân sách. Thủ đô mong muốn có thêm 10 tuyến metro và ĐS ngoại ô, tổng cộng 218,6 km, để giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Ảnh hưởng lớn nhất đối với cả hệ thống vận tải là nâng cấp các tuyến nối các cảng với đất liền, nhằm tạo cho vận tải hàng một vai trò trung tâm trong việc nâng cao vị thế của Thái Lan, một trung tâm thương mại ở đông-nam Á. Mục tiêu cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh trong vận tải hàng là nâng cao tốc độ bình quân tàu hàng từ 39 km/h lên 60 km/h và tăng gấp đôi thị phần hàng hóa từ 2,5% lên 5%.

Theo ĐSVN, ĐSTG

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)