SỬ DỤNG MŨ BẢO HIỂM khi đi mô tô - xe máy

Thứ tư, 03/10/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Chấn thương sọ não thường dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời đối với người bị tai nạn giao thông (TNGT). Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy (MTXM) có tác dụng bảo vệ sọ não khi xảy ra TNGT. Do đó, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là cần thiết mà các nước trong khu vực và trên thế giới đang áp dựng. Đó là một trong những biện pháp phòng tránh hậu quả TNGT hữu hiệu nhất, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người đi MTXM.

1. Công dụng của mũ bảo hiểm

Chấn thương sọ não thường dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời đối với người bị tai nạn giao thông (TNGT). Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy (MTXM) có tác dụng bảo vệ sọ não khi xảy ra TNGT. Do đó, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là cần thiết mà các nước trong khu vực và trên thế giới đang áp dựng. Đó là một trong những biện pháp phòng tránh hậu quả TNGT hữu hiệu nhất, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người đi MTXM.
Nhằm bảo đảm an toàn tính mạng của bản thân người đi MTXM và lợi ích toàn xã hội, mọi người khi đi MTXM cần thực hiện nghiêm chỉnh qui định đội mũ bảo hiểm và tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ khì tham gia giao thông.
Cần tạo một thói quen, trở thành tiềm thức của mỗi người khi đi lại, di chuyển bằng MTXM. Ngay cả khi đi xe đạp, việc đội mũ bảo hiểm cũng là cần thiết, nó có tác dụng bảo vệ sọ não nếu chẳng may bị đổ xe. Đây là động thái bảo hiểm cần thiết cho việc sử dụng phương tiện hai bánh "chông chênh" khi chuyển động trên đường.
Thêm vào đó, đội mũ bảo hiểm khi đi MTXM tham gia giao thông thì ý thức trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ của công dân được "nhắc nhở, răn đe" và chính điều đó có tác dụng phòng ngừa những TNGT có thể xảy ra đối với người ngồi trên MTXM.
2. Phân định giữa mũ bảo hộ lao động và mũ bảo hiểm khi đi MTXM
Việc sử dụng mũ cứng bảo hộ lao động thay cho mũ bảo hiểm khi đi MTXM cần phải được cơ quan chức nãng thẩm định nhằm bảo đảm tính năng sử dụng, chất lượng, độ bền va đập đúng quy định của "Tiêu chuẩn kỹ thuật" và phù hợp với điều kiện của người đi MTXM.
Mũ bảo hộ lao động và mũ báo hiểm khi đi MTXM có mục tiêu giống nhau là để bảo vệ vùng đầu song có những đặc trưng khác nhau về điều kiện sử dụng, có các tiêu chí kỹ thuật và phạm vi áp dụng khác nhau do đó chưa có cơ sở để dùng mũ cứng bảo hộ lao động thay cho mũ bảo hiểm khi đi MTXM. Nói rõ hơn thì "mũ cứng bảo hộ lao động" không thể thay thế mũ bảo hiểm khi đi MTXM.
Tại mục 5, Nghị quyết của Chính phủ số 10/2001/NQ-CP ngày 31/8/2001 đã quy định: "Mũ bảo hiểm người đi xe máy là loại hàng hóa bắt buộc phái áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam; Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm người đi xe máy'.
3. Tính năng kỹ thuật cơ bản của mũ bảo hiểm
- Theo hình dạng và kết cấu, mũ bảo hiểm được chia làm 3 loại: Loại mũ che nửa đầu có kết cấu chủ yếu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ; Loại mũ che cả đầu và tai có kết cấu chủ yếu bảo vệ phần đầu phía trên, vùng chẩm và tai của người đội mũ; Loại mũ che cả đầu, tai và hàm có kết cấu chủ yếu bảo vệ phần đầu phía trên, vùng chẩm, tai và hàm của người đội mũ.
- Về kết cấu tối thiểu mũ bảo hiểm: Khi đi MTXM cần phải có các bộ phận vỏ bảo vệ bên ngoài có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội; Phần đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ để làm giảm chấn động tới đầu của người đội; Quai đeo bảo đảm giữ mũ chắc chắn với đầu của người đội.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam "TCVN 5756: 2001 - Mũ bảo vệ cho người đi MTXM".
- Cách lựa chọn và sử dụng mũ bảo hiểm:
Khi đi MTXM cần sử dụng đúng loại mũ bào hiểm, bảo đảm đủ độ vững chắc khi cài chặt dây đeo, đủ độ bền va đập khi xảy ra TNGT và thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Khi đội, mũ phải vừa ( chặt, khít với vòng đầu, độ xê dịch ít. Nếu độ dịch chuyển từ trước ra sau, từ phải qua trái hoặc ngược lại lớn hơn 10cm thì hiệu quả an toàn thấp, khi đó nên chọn loại có cỡ số nhỏ hơn. Mặt khác, khi tham gia giao thông mà không cài chặt dây đeo thì vô tình đã vô hiệu hóa tác dụng của mũ bảo hiểm.
Hiện nay nhiều nhà sản xuất đã cung ứng sản phẩm mũ bảo hiểm khi đi MTXM bảo đảm chất lượng phù hợp với quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam "TCVN 5756: 2001 - Mũ bảo vệ cho người đi mô tô và xe máy".
Mũ bảo hiểm có nhiều kiểu dáng, cỡ số để lựa chọn: nhỏ (S): 50 - 53 cm; trung bình (M): 54 - 56 cm; Lớn (L): 57 - 60cm và XL: 58 - 62 cm. Người sử dụng nên chọn mũ có dán tem kiểm định với dòng chữ TCVN 5756: 2001 hoặc tem bảo đảm chất lượng với các ký hiệu đặc thù do cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm phát hành.
Tùy theo nhu cầu sử dụng người tham gia giao thông bằng MTXM có thể lựa chọn loại mũ bảo hiểm có hình dạng và kết cấu phù hợp.Ví dụ trong thành phố, cự ly ngắn thì nên chọn loại mũ che nửa đầu, đi đường trường, cự ly dài, mùa lạnh thì nên chọn loại che cả đầu, tai và hàm.
Đội mũ bảo hiểm khi đi MTXM là bảo vệ chính bản thân mình và lợi ích cho gia đình, xã hội.
Theo Tạp chí GTVT 9/2009

TS. CHU MẠNH HÙNG

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)