An Giang: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự ATGT

Thứ tư, 24/04/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 18/4, An Giang đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2012, Tại hội nghị này, Chủ tịch UBND - kiêm Trưởng Ban ATGT Vương Bình Thạnh đã biểu dương các huyện Tri Tôn và Châu Phú đã làm tốt công tác bảo đảm trật tự ATGT hạn chế thiệt hại về người do tai nạn giao thông (TNGT) đến mức thấp nhất.
Ngày 18/4, An Giang đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2012, Tại hội nghị này, Chủ tịch UBND - kiêm Trưởng Ban ATGT Vương Bình Thạnh đã biểu dương các huyện Tri Tôn và Châu Phú đã làm tốt công tác bảo đảm trật tự ATGT hạn chế thiệt hại về người do tai nạn giao thông (TNGT) đến mức thấp nhất.

Đồng thời, đề nghị các địa phương Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu, An Phú, Phú Tân và Thoại Sơn có số TNGT tăng cao cần tập trung và chủ động trao đổi kinh nghiệm, có giải pháp hiệu quả hơn, quyết liệt hơn để thực hiện cho được mục tiêu kiềm chế và giảm dần TNGT.

Theo báo cáo, sau 9 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/2/2003 của Ban Bí thư, tình hình trật tự, ATGT đã có những chuyển biến tích cực, riêng trên địa bàn tỉnh An Giang liên tục 07 năm đã thực hiện được mục tiêu kiềm chế và giảm được số vụ TNGT, số người chết, người bị thương do TNGT. Tuy nhiên, tình hình TNGT quí I/2013 có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp (đã tăng cao cả ba tiêu chí so cùng kỳ năm 2012, An Giang là một trong 17 tỉnh có số người chết tăng từ 10% đến dưới 30%).

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch UBND - kiêm Trưởng Ban ATGT Vương Bình Thạnh đề nghị các cấp, các ngành và địa phương cần quan tâm tập trung quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh nhằm đảm bảo mục tiêu phấn đấu giảm TNGT trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 từ 5% đến 10% số vụ, số người chết, số người bị thương.

Cụ thể, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết số 30 của Chính phủ, Chương trình hành động số 20 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 25 của UBND tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT; tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực chủ động, thực hiện và nâng cao các giải pháp kiềm chế, làm giảm TNGT và khắc phục ùn tắc giao thông.

Phải xác định nhiệm vụ kiềm chế, làm giảm TNGT là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt. Đồng thời, phải xác định vai trò và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT; trong chỉ đạo phải cụ thể hóa bằng mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ phù hợp gắn với việc theo dõi, kiểm tra việc triển khai, thực hiện để có chỉ đạo giải quyết, xử lý kịp thời. Nơi nào 02 năm để TNGT và số người chết do TNGT tăng liên tục phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Phải xác định rõ việc chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên hằng năm; là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó cần tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới nội dung công tác tuyên truyền bằng nhiều nội dung phong phú, nhiều hình thức - đặc biệt là hình thức tuyên truyền trực quan; phải chú trọng việc tuyên truyền đúng đối tượng.

Chú trọng việc đưa nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy tuyên truyền luật về ATGT trong tất cả các khối học trên địa bàn tỉnh. Có kế hoạch hỗ trợ tài liệu giáo dục về ATGT cho các trường học phổ thông. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc giáo dục, nhắc nhở học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về trật tự, ATGT.

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban ATGT từ tỉnh xuống cơ sở. Nâng cao vai trò trách nhiệm của Văn phòng Thường trực Ban ATGT tỉnh và Cơ quan thường trực Ban ATGT huyện, thị xã, thành phố.

Tăng cường giáo dục, quán triệt cho cán bộ, công chức, chiến sỹ và thanh tra chuyên ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT.

Các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, các Đội Đặc nhiệm, Công an xã và Thanh tra giao thông tăng cường và duy trì thường xuyên công tác tuần tra, kiểm soát trật tự ATGT, trong đó chú ý các tuyến đường tỉnh và giao thông nông thôn, tập trung các lỗi là nguyên nhân gây ra TNGT như: vi phạm về tốc độ; vi phạm về nồng độ cồn…

Nghiêm cấm cán bộ, công chức can thiệp vào việc xử phạt và xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trật tự ATGT; tiếp tục thực hiện việc cán bộ công chức, viên chức gương mẫu chấp hành pháp luật ATGT và xây dựng văn hóa giao thông. Nghiên cứu nhân rộng ra tới các hộ gia đình đăng ký gương mẫu chấp hành pháp luật ATGT và xây dựng văn hóa giao thông.

Điều tra, xử lý nghiêm các vụ TNGT, nhất là các vụ TNGT có dấu hiệu tội phạm; đề nghị truy tố và đưa xét xử lưu động các vụ án về tội đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng nhằm răn đe, cảnh cáo và phòng ngừa chung. Tiếp tục kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm các trường hợp kinh doanh mặt hàng mũ bảo hiểm và loại tương tự mũ bảo hiểm bày bán trên thị trường tỉnh.

Huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải; Tổ chức triển khai và sử dụng có hiệu quả việc thực hiện thu phí bảo trì đường bộ, tập trung vào việc duy tu, sửa chữa hư hỏng của hệ thống cầu - đường trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị cấp tỉnh và chính quyền huyện, thị xã, thành phố tập trung các nguồn lực đầtư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch được phê duyệt, đặc biệt là các tuyến đường giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh; Triển khai thực hiện tốt các Đề án đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, đường thủy nội địa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Công điện 95 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và chở quá số khách cho phép, Công điện số 531/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các đợt nghĩ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 1/5 và cao điểm vía Bà Chúa Xứ sắp đến 02 ngành Công an và Giao thông vận tải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận tải đường bộ đối với các doanh nghiệp vận tải; cương quyết xử lý và áp dụng hình thức xử phạt cao nhất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phương tiện vận tải chở quá trọng tải cho phép; xe chở khách vượt quá số chỗ quy định. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các Doanh nghiệp vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh các quy định của nhà nước về quản lý tải trọng phương tiện và cầu, đường bộ; quy định về bảo đảm an toàn đối với xe chở khách.

Nguồn: Sở GTVT An Giang

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)