TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông - Hiệu quả từ những việc đơn giản

Thứ năm, 21/06/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngay khi UBND TP.HCM ban hành Quyết định 187/QĐ-UBND ngày 11-1-2012 về kế hoạch thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong năm, ngành công chính thành phố đã xác định và tập trung vào một loạt công trình chủ lực. Thậm chí, ngành còn tự tin khoanh vùng 3 nhóm công tác cấp bách của cấp bách được cam kết sẽ hoàn thành trước ngày 30-4.
Ngay khi UBND TP.HCM ban hành Quyết định 187/QĐ-UBND ngày 11-1-2012 về kế hoạch thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong năm, ngành công chính thành phố đã xác định và tập trung vào một loạt công trình chủ lực. Thậm chí, ngành còn tự tin khoanh vùng 3 nhóm công tác cấp bách của cấp bách được cam kết sẽ hoàn thành trước ngày 30-4.

Thời gian gần đây, người dân thành phố đã dần quen mắt với nhiều giải phân cách vừa được lắp đặt trên hàng loạt tuyến đường. Có thể nhắc đến giải phân cách thép trên đường Võ Văn Kiệt, đoạn từ cầu Lò Gốm đến hầm Thủ Thiêm; giải phân cách tim đường Nguyễn Tất Thành, đoạn từ cầu Khánh Hội đến cầu Tân Thuận; giải phân cách trên đường Trường Chinh, đoạn từ ngã tư Bảy Hiền đến đường Cộng Hòa; lắp đặt hàng rào thép trên quốc lộ 22, đoạn từ Lê Thị Hà đến Dương Công Khí, lắp đặt giải phân cách trên đường Lê Thị Riêng…

Trong khi đó tại một số tuyến đường, ngành chức năng cũng đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để mở rộng lòng đường, làm tăng diện tích dành cho phương tiện lưu thông. Cụ thể, quốc lộ 1A đoạn từ chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đến bờ Nam cầu Bình Phước đã được mở rộng mặt đường trung bình gần 3m; quốc lộ 13 được mở rộng thêm gần 2m cho đoạn từ Trường Đại học Luật đến ngã tư Bình Triệu; đường Kha Vạn Cân đoạn từ cầu Gò Dưa đến đường Hiệp Bình được mở rộng từ 1,5 - 2m tùy chỗ; quốc lộ 22 được mở rộng mặt đường cho làn xe 2 bánh đạt bề rộng tối thiểu 6m đối với những đoạn có tình hình giao thông phức tạp…

Sở Giao thông vận tải thành phố cũng đã chỉ đạo các bộ phận chức năng trực thuộc tổ chức lắp đặt đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông tại nhiều điểm nóng. Kết quả là 33 trụ đèn tín hiệu giao thông và 7 tủ điều khiển đã được lắp đặt tại hàng loạt giao lộ thuộc các quận 3, 5, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức… Tương tự, 58 trụ cần vươn, 2.479 biển báo giao thông, hàng loạt bảng phân làn điện tử và gần 14.000m2 sơn đường đã được các khu Quản lý giao thông đô thị triển khai thực hiện tại các quận 1, 2, 3, 5, 6, 9, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức…

Điểm lại toàn bộ các biện pháp nêu trên, có một điều đáng chú ý khi hầu hết đều là những việc tưởng chừng rất giản đơn: lắp đặt giải phân cách, gắn biển báo giao thông, thu hẹp tiểu đảo tim đường để tăng thêm diện tích lòng đường dành cho giao thông…

Đối với những tuyến đường được cơi nới, mở rộng thì giao thông cũng dần đi vào ổn định, dòng xe thông thoáng hơn – từ đó giảm thiểu được tình trạng ùn ứ cục bộ trên các cung đường “nóng” như Kha Vạn Cân, quốc lộ 13, quốc lộ 22, quốc lộ 1A…

Một lãnh đạo Phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Sở Giao thông vận tải đúc kết rằng tình hình giao thông tại các khu vực, tuyến đường được cải tạo, bổ sung các hạng mục đều có chuyển biến tích cực, quan trọng không kém là được sự đồng thuận của người dân địa phương, đặc biệt đối với những việc làm trên lý thuyết vốn dĩ dễ gây khó chịu như lắp đặt giải phân cách trên các tuyến phố.

Những số liệu thống kê sơ bộ từ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt - Công an TPHCM cũng phần nào minh họa cho sự hiệu quả từ các công trình ấy. Bởi vì từ đầu năm đến nay, tình hình tai nạn giao thông trên các đường phố chính như Cộng Hòa, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 22, quốc lộ 13… đã giảm so với cùng kỳ năm trước đó. Cụ thể số tai nạn giảm hơn 55%, giảm 50% số người chết và 75% số người bị thương.

Theo Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh
Ngay khi UBND TP.HCM ban hành Quyết định 187/QĐ-UBND ngày 11-1-2012 về kế hoạch thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm TTATGT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong năm, ngành công chính thành phố đã xác định và tập trung vào một loạt công trình chủ lực. Thậm chí, ngành còn tự tin khoanh vùng 3 nhóm công tác cấp bách của cấp bách được cam kết sẽ hoàn thành trước ngày 30-4.

Thời gian gần đây, người dân thành phố đã dần quen mắt với nhiều giải phân cách vừa được lắp đặt trên hàng loạt tuyến đường. Có thể nhắc đến giải phân cách thép trên đường Võ Văn Kiệt, đoạn từ cầu Lò Gốm đến hầm Thủ Thiêm; giải phân cách tim đường Nguyễn Tất Thành, đoạn từ cầu Khánh Hội đến cầu Tân Thuận; giải phân cách trên đường Trường Chinh, đoạn từ ngã tư Bảy Hiền đến đường Cộng Hòa; lắp đặt hàng rào thép trên quốc lộ 22, đoạn từ Lê Thị Hà đến Dương Công Khí, lắp đặt giải phân cách trên đường Lê Thị Riêng…

Trong khi đó tại một số tuyến đường, ngành chức năng cũng đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để mở rộng lòng đường, làm tăng diện tích dành cho phương tiện lưu thông. Cụ thể, quốc lộ 1A đoạn từ chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đến bờ Nam cầu Bình Phước đã được mở rộng mặt đường trung bình gần 3m; quốc lộ 13 được mở rộng thêm gần 2m cho đoạn từ Trường Đại học Luật đến ngã tư Bình Triệu; đường Kha Vạn Cân đoạn từ cầu Gò Dưa đến đường Hiệp Bình được mở rộng từ 1,5 - 2m tùy chỗ; quốc lộ 22 được mở rộng mặt đường cho làn xe 2 bánh đạt bề rộng tối thiểu 6m đối với những đoạn có tình hình giao thông phức tạp…

Sở Giao thông vận tải thành phố cũng đã chỉ đạo các bộ phận chức năng trực thuộc tổ chức lắp đặt đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông tại nhiều điểm nóng. Kết quả là 33 trụ đèn tín hiệu giao thông và 7 tủ điều khiển đã được lắp đặt tại hàng loạt giao lộ thuộc các quận 3, 5, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức… Tương tự, 58 trụ cần vươn, 2.479 biển báo giao thông, hàng loạt bảng phân làn điện tử và gần 14.000m2 sơn đường đã được các khu Quản lý giao thông đô thị triển khai thực hiện tại các quận 1, 2, 3, 5, 6, 9, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức…

Điểm lại toàn bộ các biện pháp nêu trên, có một điều đáng chú ý khi hầu hết đều là những việc tưởng chừng rất giản đơn: lắp đặt giải phân cách, gắn biển báo giao thông, thu hẹp tiểu đảo tim đường để tăng thêm diện tích lòng đường dành cho giao thông…

Đối với những tuyến đường được cơi nới, mở rộng thì giao thông cũng dần đi vào ổn định, dòng xe thông thoáng hơn – từ đó giảm thiểu được tình trạng ùn ứ cục bộ trên các cung đường “nóng” như Kha Vạn Cân, quốc lộ 13, quốc lộ 22, quốc lộ 1A…

Một lãnh đạo Phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Sở Giao thông vận tải đúc kết rằng tình hình giao thông tại các khu vực, tuyến đường được cải tạo, bổ sung các hạng mục đều có chuyển biến tích cực, quan trọng không kém là được sự đồng thuận của người dân địa phương, đặc biệt đối với những việc làm trên lý thuyết vốn dĩ dễ gây khó chịu như lắp đặt giải phân cách trên các tuyến phố.

Những số liệu thống kê sơ bộ từ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt - Công an TPHCM cũng phần nào minh họa cho sự hiệu quả từ các công trình ấy. Bởi vì từ đầu năm đến nay, tình hình tai nạn giao thông trên các đường phố chính như Cộng Hòa, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 22, quốc lộ 13… đã giảm so với cùng kỳ năm trước đó. Cụ thể số tai nạn giảm hơn 55%, giảm 50% số người chết và 75% số người bị thương.

Theo Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)