Cần Thơ nỗ lực đảm bảo an toàn giao thông đường thủy

Thứ tư, 21/05/2014 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Nằm trên vị trí giao thông thủy huyết mạch vùng đồng bằng, nơi có sông Hậu chảy qua cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ, có nhiều cơ hội để phát triển về kinh tế, sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đặt ra nhiều thách thức cho ngành chức năng địa phương trong đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Nằm trên vị trí giao thông thủy huyết mạch vùng đồng bằng, nơi có sông Hậu chảy qua cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ, có nhiều cơ hội để phát triển về kinh tế, sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đặt ra nhiều thách thức cho ngành chức năng địa phương trong đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Trên các tuyến sông chính đi qua địa bàn phường Thới An như: sông Hậu, sông Ô Môn, có nhiều bến đò ngang hoạt động đưa rước khách. Đây chính là phương tiện qua sông của đa số người dân lao động, học sinh của phường. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hành khách qua sông bằng phương tiện đò ngang, phường Thới An thường xuyên phối hợp với Công an quận Ô Môn, Công an thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát hoạt động đưa rước khách, trang thiết bị, dụng cụ áo phao,… Bên cạnh đó, địa phương còn nhắc nhở các chủ đò phải quan tâm duy tu, bảo trì, sửa chữa các máy móc, thiết bị, thân đò. Vào mùa nước nổi hay những tháng mưa nhiều, phường Thới An phối hợp tuần tra, kiểm tra tải trọng các phương tiện đò chở khách qua sông, nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách. Năm 2012, phường Thới An xây dựng bến đò Thới An - Phong Hòa (nối phường Thới An, quận Ô Môn với xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) theo mô hình bến đò an toàn, tập trung kiểm tra hệ thống bến bãi, cầu dẫn, trang bị các phương tiện nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách. Qua đó, bến đò từng bước đi vào hoạt động trật tự, nề nếp. Chị Nguyễn Thị Mơ, ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, cho biết: "Tôi thường đi qua bến đò Phong Hòa - Thới An để về nhà mẹ ruột ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Chủ đò trang bị áo phao, điều khiển tốc độ đò vừa phải, cẩn thận, lượng hành khách không quá đông. Bên cạnh đó, người phụ trách đò luôn nhắc nhở hành khách đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy. Tôi cảm thấy an tâm hơn khi qua sông bằng phương tiện đò ngang này".

Bên cạnh công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn hoạt động đưa rước khách, địa phương còn lắp đặt nhiều biển báo, bảng tuyên truyền trên các tuyến đường thủy. Thông qua những buổi họp, sinh hoạt dân chủ ra dân thường lồng ghép với nội dung tuyên truyền những quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản pháp luật liên quan; nhằm nhắc nhở người dân địa phương nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông trên các tuyến sông. Ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND phường Thới An, quận Ô Môn, cho biết: "Phường Thới An có đặc điểm sông ngòi chằng chịt, toàn phường có 6 bến đò hoạt động đưa rước khách. Thời gian qua, địa phương thường xuyên phối hợp tuần tra trên các tuyến giao thông thủy, kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, đồng thời tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng tài sản cho mình và người khác. Từ đó, hoạt động giao thông đường thủy trên địa bàn phường từng bước ổn định, đảm bảo trật tự, an toàn, giúp người dân an tâm, thoải mái qua đò. Năm 2013, phường Thới An đã triển khai xây dựng thêm bến đò an toàn Ba Rích, để đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con".

Nguồn: Báo Cần Thơ

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)