Kon Tum: Tập trung tuyên truyền an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh

Thứ hai, 17/03/2014 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Tuyên truyền về an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên, cần phải thực hiện liên tục trong một thời gian dài nhằm xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ và người tham gia giao thông;bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông: bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; Tuyên truyền về an toàn giao thông là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông, đồng thời kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

Tuyên truyền về an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên, cần phải thực hiện liên tục trong một thời gian dài nhằm xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ và người tham gia giao thông;bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông: bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; Tuyên truyền về an toàn giao thông là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông, đồng thời kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. 

Diễu hành cổ động thực hiện ATGT ở TP Kon Tum

Với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của các chủ thể tham gia giao thông, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải; xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông; đến hết năm 2015, 95% người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn giao thông; 100% học sinh, sinh viên các bậc học được giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, 100% đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe, 100% lãnh đạo các cấp chính quyền được tuyên truyền về an toàn giao thông, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Đối tượng tuyên truyền là các đơn vị kinh doanh vận tải; học sinh, sinh viên; Người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là đội ngũ lái xe khách, lái xe tải, xe siêu trường, siêu trọng và người điều khiển mô tô, xe gắn máy; Cán bộ, công nhân viên chức và người lao động tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể. Doanh nghiệp; Các đối tượng tham gia giao thông khác.

Tuyên truyền trên nguyên tắc bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở trong việc thực hiện tuyên truyền về an toàn giao thông, thường xuyên tổng hợp cung cấp thông tin có định hướng; Xác định rõ về nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và thời điểm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, chồng chéo khi triển khai hoạt động truyền thông; Tiến hành các hoạt động tuyên truyền một cách chủ động, tích cực và thường xuyên, liên tục; coi trọng việc đổi mới nội dung, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Tập trung tuyên truyền trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

Nội dung tuyên truyền là chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa; Tuyên truyền về tình hình tai nạn giao thông để cảnh báo, nhắc nhở người tham gia giao thông.

Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ: Thường xuyên tuyên truyền về quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và an toàn xã hội; phổ biến tuyên truyền về những hậu quả sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra;

Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường thủy nội địa: Thường xuyên tuyên truyền các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, trong hoạt động chở khách du lịch, chở khách trên sông; vận động người đi đò mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân.

Thông tin tuyên truyền qua các hệ thống thông tin cơ sở: Tuyên truyền theo từng điểm; truyền theo đối tượng; Tuyên truyền tại các khu dân cư và trên các tuyến đường bằng các phương tiện như loa phát thanh, các pa nô, áp phích, các biểu ngữ, truyền miệng...; Tổ chức các cuộc ra quân, phát động hưởng ứng theo chủ đề về an toàn giao thông; Tổ chức tuyên truyền lưu động, trực tiếp đến nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn những thông tin cơ bản về an toàn giao thông và văn hóa an toàn giao thông bằng các phương pháp và hình thức dễ hiểu như văn nghệ, tiểu phẩm sân khấu, tấu hài... trong thời gian thích hợp.

Xây dựng, hệ thống truyền thông qua các phương thức:Tuyên truyên trực quan; Tuyên truyền bằng tờ rơi; Sử dụng hệ thống âm thanh để tuyên truyền những quy định xử phạt vi phạm hành chính, in những hành vi vi phạm pháp luật giao thông tuyên truyền tại các nơi công cộng như bến xe, nơi tập trung đông người...; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn giao thông, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc mở các diễn đàn, tọa đàm tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm giao thông; Tuyên truyền qua cổng thông tin điện từ của các cơ quan về an toàn giao thông./.

Nguồn: Cổng TTĐT Kon Tum

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)