Kiên Giang: Chấn chỉnh giao thông đường thủy

Thứ hai, 13/08/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Phương tiện giao thông đường thủy là loại phương tiện hữu hiệu nhằm vận chuyển hàng hóa, hành khách, góp phần đưa kinh tế xã hội của vùng sông nước tỉnh Kiên Giang phát triển. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất hiện nay là các phương tiện giao thông đường thủy không được đăng kiểm an toàn, người lái phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn, lưu thông ban đêm không đèn chiếu sáng đã gây ra nhiều hậu quả đau lòng.
Phương tiện giao thông đường thủy là loại phương tiện hữu hiệu nhằm vận chuyển hàng hóa, hành khách, góp phần đưa kinh tế xã hội của vùng sông nước tỉnh Kiên Giang phát triển. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất hiện nay là các phương tiện giao thông đường thủy không được đăng kiểm an toàn, người lái phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn, lưu thông ban đêm không đèn chiếu sáng đã gây ra nhiều hậu quả đau lòng.

Kiên Giang là tỉnh có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vì vậy giao thông đường thủy chiếm vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa và hành khách. Do đó, phương tiện giao thông đường thủy có sự phát triển mạnh. Chỉ tính riêng phương tiện giao thông đường thủy loại vừa và nhỏ từ 15 CV trở xuống hoặc trọng tải dưới 15 tấn, tỉnh đã có đã lên đến gần 70 ngàn phương tiện; con số này tăng gấp 3 lần so với năm 2003. Ngoài việc mua sắm phương tiện để phục vụ đi lại và lao động sản xuất, nhiều hộ dân còn tổ chức chuyên chở hàng hóa, chở khách, chạy đò dọc…

Bên cạnh các mặt tiện tiện ích phục vụ đời sống dân sinh thì vấn đề trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa đang là mối quan tâm. Theo phân tích của cơ quan chức năng, 80% người chết vì tai nạn giao thông đều ở độ tuổi lao động và có vai trò trụ cột trong gia đình. Mỗi năm trên địa bàn Kiên Giang xảy ra hơn chục vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa nghiêm trọng phần nhiều do người lái chủ quan uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, đi đêm tối không có đèn chiếu sáng, ... gây nên những cái chết đau lòng. Ngoài ra, hiện nay hầu hết các sông, kênh, gạch nội địa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, người dân tự chất chà, nò, đăng, đó, thậm chí mở bến bãi để mở cửa hàng vật liệu buôn bán. Tình trạng này không chỉ cản trở dòng chảy, thu hẹp luồng lạch mà gây ra tai nạn. Để giảm bớt tai nạn giao thông đường thủy cần xử lý chấn chỉnh tất cả các sai phạm trên.

Theo TTXVN

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)