Tuyên Quang: Bảo đảm TTATGT trong năm học mới

Thứ ba, 28/08/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Năm học mới 2012 - 2013 đã bắt đầu. Cùng với công tác chuẩn bị cho năm học mới, các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn toàn tỉnh cũng đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo TTATGT, qua đó từng bước nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.
Năm học mới 2012 - 2013 đã bắt đầu. Cùng với công tác chuẩn bị cho năm học mới, các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn toàn tỉnh cũng đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo TTATGT, qua đó từng bước nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên.

Hiện nay, tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm TTATGT vẫn diễn ra phổ biến. Các lỗi vi phạm thường thấy là học sinh, sinh viên đi xe đạp dàn hàng ngang; tụ tập dưới lòng đường làm cản trở giao thông; sử dụng ô che khi điều khiển hoặc khi ngồi trên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy. Học sinh khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm nhưng không đội mũ bảo hiểm. Học sinh sử dụng xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi theo quy định hoặc không có giấy phép lái xe; không chấp hành tín hiệu và biển báo hiệu giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Ngay cả các bậc phụ huynh khi đưa đón con đến trường cũng vi phạm TTATGT như: Không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, đứng chờ đón con lấn chiếm hành lang, lòng đường, vỉa hè làm ảnh hưởng đến người và phương tiện tham gia giao thông... Điều này đã vô tình hình thành thói quen xấu cho trẻ khi tham gia giao thông.

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 74 vụ tai nạn giao thông đường bộ và đường thủy, làm chết 35 người, bị thương 91 người. Trong tổng số các vụ tai nạn giao thông thì đến hơn 70% số vụ có liên quan đến thanh, thiếu niên. Nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra ngay trước cổng trường học.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm TTATGT, hiện nay Sở Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì phối hợp với Tỉnh đoàn, Công an tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền về công tác đảm bảo TTATGT tại các trường học. Theo đó, các trường học cần lồng ghép nội dung giáo dục ATGT trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp; tổ chức ngoại khóa chủ đề về ATGT. Đưa nội dung xử lý người có hành vi vi phạm trật tự ATGT vào nội quy, quy định của nhà trường gắn với đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên, của tập thể lớp, xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

Các trường học thành lập đội tự quản TTATGT nhằm hướng dẫn, theo dõi việc chấp hành các quy định về ATGT của học sinh, sinh viên; thông báo đến gia đình những học sinh vi phạm như: Vượt đèn đỏ, đi xe đạp hàng 3, hàng 4; xử dụng ô che khi tham gia giao thông và các vi phạm về TTATGT khác của học sinh để phối hợp với phụ huynh giáo dục, uốn nắn kịp thời. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến TTATGT vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội, trên bảng tin, trên Website của đơn vị. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm TTATGT. Phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh từng trường, từng lớp để tuyên truyền, nhắc nhở, cam kết việc không giao xe máy cho học sinh chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi đưa đón con em đi học.

Cùng với đó, Công an tỉnh đã triển khai thực hiện đợt cao điểm (từ 16/5 đến 10/9) đảm bảo TTATGT. Trong thời gian này, lực lượng CSGT đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ với nhiều hình thức phong phú như phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về TTATGT; tuyên truyền trực tiếp tại các trường học; bổ sung bảng ảnh tuyên truyền tại những nơi tập trung đông người, cấp phát tờ rơi tại nơi xử lý vi phạm, đăng ký xe...

Để việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ trở thành nền nếp đối với học sinh, sinh viên thì việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT phải là chiến lược dài hơi. Trong đó, đội ngũ giáo viên, phụ huynh và công an phải là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến từng học sinh, sinh viên.

Theo báo Tuyên Quang

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)