Đồng Nai: Tăng cường xử lý người lái xe vi phạm nồng độ cồn

Thứ hai, 07/05/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Từ đầu năm 2012, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Đồng Nai đã có thông báo về tình hình người lái xe vi phạm nồng độ cồn (NĐC) cho Ban ATGT cấp huyện và cơ quan báo, đài để thông tin rộng rãi. Biện pháp này nhằm tăng tính giáo dục, răn đe đối với người vi phạm, nhưng thực tế hiệu quả ra sao?
Từ đầu năm 2012, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Đồng Nai đã có thông báo về tình hình người lái xe vi phạm nồng độ cồn (NĐC) cho Ban ATGT cấp huyện và cơ quan báo, đài để thông tin rộng rãi. Biện pháp này nhằm tăng tính giáo dục, răn đe đối với người vi phạm, nhưng thực tế hiệu quả ra sao?

Vào cuối năm 2010, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 38, quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT. Theo thông tư này, Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh và công an cấp huyện thông báo các trường hợp vi phạm về công an cấp phường, xã. Sau đó, công an cấp này thông báo đến tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn nơi cư trú của người vi phạm hoặc đến cơ quan, trường học nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên để kiểm điểm, giáo dục. Nơi nhận thông báo có trách nhiệm báo lại cho cơ quan đã ra thông báo.
Theo báo cáo tổng kết ATGT tỉnh năm 2011, trong năm qua đã có gần 25 ngàn trường hợp vi phạm giao thông (trong đó có vi phạm NĐC) được thông báo về địa phương, cơ quan nhưng chỉ có vài ngàn trường hợp phản hồi (chiếm khoảng 3-4%).

Để muốn kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) với việc hạn chế được nhiều nhất người vi phạm NĐC, nhiều ngành, nhiều cấp đã có các biện pháp để vận động, tuyên truyền, răn đe người vi phạm. Qua thông báo của Ban ATGT tỉnh, khi cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường kiểm tra NĐC thì số người vi phạm cũng tăng cao. Số liệu thống kê cho thấy số trường hợp vi phạm NĐC tháng 3-2012 tăng gấp đôi tháng trước (trên 200 trường hợp). Trong đó, trường hợp người lái mô tô, xe máy vi phạm ở mức 2 (gấp 3 đến 4 lần mức nồng độ quy định, bị phạt đến 1 triệu đồng) chiếm khoảng 50%. Điều này cho thấy tình trạng vi phạm NĐC hiện nay còn đáng lo ngại.

Công an tỉnh đã có kế hoạch tăng cường trang bị máy đo NĐC cho các lực lượng tuần tra, kiểm soát nhằm đẩy mạnh kiểm tra vi phạm NĐC hơn nữa. Có ý kiến cho rằng cần tăng thêm hình phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện của người vi phạm NĐC để tăng tính răn đe, hạn chế tái phạm. Công tác tuyên truyền cần đẩy mạnh ở những khu vực có nhiều quán nhậu, nhà hàng để nhắc nhở mọi người nghiêm túc chấp hành.

Kiều Anh ( Theo báo Đồng Nai)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)