Yên Bái: Đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ
Để giảm thiểu thiệt hại, ngay từ trước mùa mưa bão năm nay, ngành Giao thông-Vận tải Yên Bái đã chủ động xây dựng phương án phòng chống bão lũ đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống…
Để giảm thiểu thiệt hại, ngay từ trước mùa mưa bão năm nay, ngành Giao thông-Vận tải Yên Bái đã chủ động xây dựng phương án phòng chống bão lũ đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống…
Năm 2010 ảnh hưởng của các cơn bão, đặc biệt các cơn lốc xoáy, mưa đá và mưa lớn, lũ cục bộ ở nhiều nơi đã gây ra lũ quét, lũ ống làm nhiều tuyến đường bộ như: quốc lộ 32, 37, 70 và nhiều tuyến đường của các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình...bị ngập và sạt lở mái ta luy, xói lở mặt đường với khối lượng lớn, nhiều công trình thoát nước, cầu, cống, tràn bị hư hỏng nặng đã gây ách tắc giao thông và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Để giảm thiểu thiệt hại, ngay từ trước mùa mưa bão năm nay, ngành Giao thông-Vận tải đã chủ động xây dựng phương án phòng chống bão lũ đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống…
Thực hiện hiệu quả phương châm “Chủ động phòng chống, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương” đảm bảo giao thông, ông Đỗ Nhân Nghĩa - Phó Giám đốc sở Giao thông vận tải (GTVT), Trưởng ban phòng chống lụt bão (PCBL) ngành Giao thông cho biết: “Ngành đã kiện toàn xong Ban PCBL ở các đơn vị và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý các điểm xung yếu trên các tuyến đường thuỷ, đường bộ. Các phương tiện vận tải cả thuỷ và bộ đều đã được kiểm tra chất lượng để đảm bảo vận hành trong mùa mưa bão.”
Nét mới trong công tác PCBL năm nay là ngành Giao thông đã sớm khắc phục xong các thiệt hại do mùa mưa lũ năm 2010 gây ra. Những điểm xung yếu hay sạt lở trên đèo Khau Phạ; đường Hợp Minh- Mỵ; đường Yên Thế - Vĩnh Kiên; 4 điểm úng ngập từ sông Hồng trên đường Yên Bái - Khe Sang và một số điểm ở thành phố Yên Bái...đều đã được kiểm tra và đề xuất phương án xử lý phù hợp.
Tham mưu cho các địa phương, gắn công tác đảm bảo giao thông với PCBL; bố trí phương tiện đưa người qua khu vực ngập lụt kịp thời, không để tự phát chuyển tải ép giá gây mất trật tự an toàn; chủ động hướng dẫn phân luồng giao thông khi có ngập lụt xảy ra ở một số tuyến đường thuộc khu vực thành phố Yên Bái và huyện Văn Yên.
Các đơn vị quản lý đường bộ đều tăng cường công tác sửa chữa thường xuyên và chỉ định; tích cực tuần đường phát hiện xử lý kịp thời các vị trí có nguy cơ ách tắc giao thông. Song, điều đáng nói hiện nay là các xe quá khổ, quá tải đang hoạt động trên quốc lộ 70, quốc lộ 32 và đường Yên Bái - Văn Yên do nhiều nguyên nhân chưa xử lý được triệt để vẫn đang hoành hành làm hư hỏng các công trình giao thông.
Nguy cơ ách tắc giao thông mùa lũ này là rất cao, ngành Giao thông đang dùng biện pháp tình thế như: cắm biển cầu yếu ở các cầu trên tuyến Yên Bái - Văn Yên và huy động lực lượng Thanh tra giao thông lên chốt giữ nhằm bảo đảm an toàn cho tuyến đường này.
Đối với vật tư, thiết bị, nhân lực cho PCBL đã được lên phương án dự phòng bố trí tại 3 khu vực gồm: khu vực Yên Bái do Công ty Quản lý xây dựng đường bộ II đảm nhận; khu vực Nghĩa Lộ , Mù Cang Chải do Công ty Quản lý xây dựng đường bộ I đảm nhận.
Với 6.000 lít xăng, dầu; 1.000 rọ thép; 800 m3 đá hộc; 4 bộ dàn thép đảm bảo giao thông; 10 ô tô; 9 máy xúc; 4 máy ủi đã được ngành Giao thông phân bổ tới các khu vực. Về nhân lực, hai công ty đều có đội xung kích do giám đốc trực tiếp điều hành, luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường đảm bảo giao thông khi có sự cố ách tắc do bão lũ gây ra.
Theo ông Nguyễn Kim Hiệp – Phó giám đốc Công ty Quản lý xây dựng đường bộ II, đơn vị quản lý phòng chống bão lũ khu vực Yên Bái cho biết: Hiện Công ty đã chủ động 1.000 lít xăng, dầu; 286 rọ thép; 500 m3 đá hộc; 3 bộ dàn thép; 12 ô tô; 7 máy xúc; 1 máy ủi, 5 mảng vầu... sẵn sàng cho các điểm xung yếu. Công ty sẽ thực hiện tốt trách nhiệm theo phân công của ngành, quản lý Nhà nước về công tác đảm bảo giao thông; phát hiện xử lý, khôi phục kịp thời các điểm xung yếu đảm bảo giao thông mùa lũ.
Cùng Thanh tra giao thông kiểm tra xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang đường bộ, thu hẹp dòng chảy các công trình cầu cống đặc biệt ở khu đông dân cư. Khi có ách tắc xảy ra đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương, Thanh tra giao thông, công an thực hiện phân luồng giao thông kịp thời và có cảnh báo và hướng dẫn cụ thể các vị trí tắc đường do sạt lở, ngập úng.
Đồng thời đơn vị khẩn trương xác định khối lượng thiệt hại, dự kiến thời gian khắc phục báo cáo kịp thời. Thường xuyên theo dõi thời tiết, dự báo khả năng có thể gây ách tắc để chủ động xử lý tình huống. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, phòng là chính, khi xảy ra tình huống xử lý nhanh kịp thời để hạn chế tối đa hậu quả thiên tai.
Các Ban Quản lý dự án công trình giao thông và đơn vị thi công cũng đang chỉ đạo thi công dứt điểm từng phần việc; bố trí nhân lực, thiết bị ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Công ty cổ phần Vận tải thủy bộ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, đảm bảo vận chuyển hàng hoá và hành khách an toàn; có phương án dự phòng phương tiện chuyển tải tại các điểm thường xảy ra ách tắc. Chủ động giữ đường, đảm bảo giao thông trong mọi tình huống, ngành Giao thông đã và đang sẵn sàng bước vào mùa mưa lũ 2011.
Trungna (theo baoyenbai)
Anh Trung