Cần đẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông bằng hình ảnh

Thứ năm, 24/06/2010 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thời gian qua, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại to lớn cho nhiều gia đình và xã hội. Để nâng cao ý thức tham gia giao thông (TGGT) của người dân và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do TNGT gây ra, trong thời gian tới, chính quyền các địa phương và các ngành chức năng cần tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, trong đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) bằng hình ảnh.
Thời gian qua, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại to lớn cho nhiều gia đình và xã hội. Để nâng cao ý thức tham gia giao thông (TGGT) của người dân và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do TNGT gây ra, trong thời gian tới, chính quyền các địa phương và các ngành chức năng cần tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, trong đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) bằng hình ảnh.
Hiện tại, các hình thức tuyên truyền bằng hình ảnh chưa được Yên Bái sử dụng nhiều, tại các điểm đặt pa nô, áp phích, việc tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra các khẩu hiệu như: “ATGT là hạnh phúc của mọi nhà”; “Toàn dân nghiêm túc thực hiện luật Giao thông đường bộ”; “ATGT, hạnh phúc cho mọi người”... Các khẩu hiệu này mặc dù được bố trí ở các khu vực đông dân cư hoặc những nơi có mật độ phương tiện giao thông cao nhưng lại chưa tạo được điểm nhấn, chưa gây ấn tượng mạnh đối với người tham gia giao thông.
Thực tế cho thấy việc sử dụng các hình ảnh trực quan về các vụ TNGT, những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình TGGT... có tác động trực tiếp đến nhận thức đối tượng tuyên truyền. Khi tận mắt thấy những hình ảnh đó, người dân sẽ nhận ra thảm họa nếu cố tình không chấp hành Luật giao thông đường bộ, từ đó tự có ý thức phòng tránh. Với đặc thù là tỉnh miền núi, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số trong cơ cấu dân cư cao, kéo theo đó là trình độ nhận thức của một bộ phận không nhỏ bà con nhân dân còn khá hạn chế nên việc lựa chọn các hình ảnh tuyên truyền phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục.
Quá trình sử dụng và lựa chon các hình ảnh tuyên truyền trực quan về ATGT cũng cần được lựa chọn, tính toán cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương, từng tuyến đường mà vẫn đảm bảo mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến tầm quan sát của người TGGT.
Ví dụ, có thể dùng hình ảnh về những vụ TNGT nghiêm trọng để cảnh báo mọi người ở những “điểm đen”, giao lộ, các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe, UBND các xã và các điểm gần trường học, bệnh viện... Các hình ảnh phải ghi rõ thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra tai nạn, phần lỗi người TGGT như: phóng nhanh vượt ẩu, sử dụng rượu bia quá nồng độ khi TGGT, điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm... để mọi dễ dàng nhận ra hậu quả khôn lường của việc không chấp hành tốt luật Giao thông đường bộ.
Đối với các lớp đào tạo lái xe mô tô, ô tô cần bổ xung vào chương trình đào tạo phần học phân tích tình huống thực tế qua ảnh, từ đó chỉ ra những hành vi được phép và không được phép khi TGGT, xem đây là một tiêu chuẩn bắt buộc trước khi cấp giấy phép lái xe. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng cần chú ý nêu bật các điển hình về hành vi ứng xử có văn hóa khi TGGT, văn minh nơi công cộng và đặc biệt là nêu hình thức xử lý của pháp luật đối với những hành vi vi phạm như: lái xe ôtô, điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, điều khiển xe lạng lách, đánh võng, bấm còi, rú ga liên tục hoặc sử dụng còi hơi, đèn chiếu xa trong khu đô thị...
Theo Báo Yên Bái

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)