Tháng 9-2010, các địa phương trong cả nước bắt đầu vào cuộc triển khai các hoạt động của “Tháng An toàn giao thông” (ATGT) với chủ đề trọng tâm “Tháng Văn hóa giao thông” (VHGT) nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông, giảm thiểu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Nhưng chỉ qua 5 ngày đầu tháng 9-2010 (trong dịp nghỉ lễ, tết độc lập), trong cả nước đã xảy ra gần 180 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 133 người chết, 158 người bị thương. Kết quả trên cho thấy TNGT và việc vi phạm TTATGT vẫn không giảm, làm nhức nhối thêm nỗi đau. Do đó, “Tháng ATGT” mà trọng tâm là “Tháng VHGT” cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của toàn xã hội.
Tháng 9-2010, các địa phương trong cả nước bắt đầu vào cuộc triển khai các hoạt động của “Tháng An toàn giao thông” (ATGT) với chủ đề trọng tâm “Tháng Văn hóa giao thông” (VHGT) nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông, giảm thiểu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Nhưng chỉ qua 5 ngày đầu tháng 9-2010 (trong dịp nghỉ lễ, tết độc lập), trong cả nước đã xảy ra gần 180 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 133 người chết, 158 người bị thương. Cùng thời điểm trên, lực lượng CSGT cả nước đã kiểm tra, xử lý gần 52.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT); tạm giữ 110 xe ô tô, 7.658 xe mô tô các loại. Kết quả trên cho thấy TNGT và việc vi phạm TTATGT vẫn không giảm, làm nhức nhối thêm nỗi đau. Do đó, “Tháng ATGT” mà trọng tâm là “Tháng VHGT” cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của toàn xã hội.
VHGT không phải là vấn đề mới mẻ mà nó đã được đề cập từ lâu, đó là việc thường ngày của người tham gia giao thông như hiểu biết và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh, không vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT, là “Không phóng nhanh, vượt ẩu”, “Ði bộ và sang đường đúng nơi quy định”, “Ðã uống rượu bia thì không lái xe”, “Phải đội MBH cho trẻ em khi đi mô tô, xe gắn máy”... Người tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết tôn trọng và nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
Cùng với thái độ ứng xử chuẩn mực, văn minh, lịch sự của cả người tham gia giao thông với đơn vị thực thi nhiệm vụ bảo đảm TTATGT cần tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong Nghị định 34/2010/NÐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tập trung xử lý các lỗi như vi phạm tốc độ, đi không đúng làn đường, phần đường, chú trọng phát hiện, xử lý các trường hợp không đội MBH, kể cả không đội MBH cho trẻ em, sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông... Các đơn vị quản lý cơ sở hạ tầng giao thông cần duy tu, bảo dưỡng công trình cầu, đường, tiếp tục rà soát, loại bỏ các biển báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa bất hợp lý, bổ sung các biển báo hiệu ở những điểm cần thiết, nhanh chóng xử lý, khắc phục các “điểm đen” đã được xác định. Các trường hợp cố tình vi phạm, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và hành lang an toàn đường bộ, đường sắt sẽ bị xử lý nghiêm. Về công tác vận tải, ngoài việc nghiêm túc trong thi, sát hạch cấp giấy phép lái xe, cần chú ý tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng lái xe an toàn cho đội ngũ lái xe. Hãy “Lái xe bằng cả tấm lòng” nhất là đội ngũ lái xe khách.
“Tháng ATGT” chính là “điểm nhấn” nhắc nhở mỗi người dân nâng cao hơn nữa ý thức về bảo đảm TTATGT. Tuy nhiên, việc bảo đảm ATGT phải được coi là công việc thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành liên quan và mỗi người dân. Đó là, các ngành chức năng cần chú ý công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT một cách sâu rộng, có hiệu quả, nhất là đối với học sinh, sinh viên và lực lượng trẻ; cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải gương mẫu đi đầu trong việc xây dựng và tuyên truyền thực hiện “Tháng VHGT” một cách thiết thực và hiệu quả.
Với ý thức tự giác thực hiện VHGT một cách nghiêm túc của toàn xã hội, chúng ta hy vọng “Tháng ATGT” sẽ đạt được các mục tiêu đề ra.