Để bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân qua sông trong mùa mưa bão năm nay, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý cho Ban an toàn giao thông thành phố mua 1.000 áo phao cứu sinh và 40 phao tròn cứu sinh phân phối cho các bến đò thủy nội địa và các phương tiện thủy chở khách qua sông ở các bến đò ngang trên địa bàn, trong đó ưu tiên cho các bến đò ngang ở vùng sâu, vùng xa và các bến đò ngang ở các đoạn sông có bề rộng lớn.
Để bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân qua sông trong mùa mưa bão năm nay, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý cho Ban an toàn giao thông thành phố mua 1.000 áo phao cứu sinh và 40 phao tròn cứu sinh phân phối cho các bến đò thủy nội địa và các phương tiện thủy chở khách qua sông ở các bến đò ngang trên địa bàn, trong đó ưu tiên cho các bến đò ngang ở vùng sâu, vùng xa và các bến đò ngang ở các đoạn sông có bề rộng lớn.
Trên địa bàn TP.HCM có 91 tuyến đường thủy nội địa với tổng chiều dài 597km và 41 bến đò khách ngang sông đang hoạt động với khoảng 140 phương tiện thủy có sức chở từ 4 đến 98 hành khách/chuyến, trong đó có những bến chuyên phục vụ việc đưa đón học sinh qua sông, 5 bến chuyên phục vụ khách đi chùa, đình, 13 bến đò phục vụ liên tỉnh...với lượng hành khách lên đến vài ngàn khách mỗi ngày. Đặc biệt có những bến đò ngang qua sông lớn hoặc băng qua các tuyến hàng hải biển hoặc băng qua các ”điểm đen tai nạn“ trên các sông lớn như sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp...Điển hình như bến đò An Lợi Đông nối liền hai bờ sông Sài Gòn từ quận 2 qua quận 7 với 54 chiếc ghe nhỏ chuyên chở khách qua sông được xem là bến đò ngang dễ xảy ra tai nạn nhất. Bến đò ngang Tân Thuận gần ngã ba sông Sài Gòn - kênh Tẻ cũng là một khu vực thường xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.
Sông Sài Gòn nhìn từ Cầu Thủ Thiêm
Qua khảo sát của các ngành chức năng, hiện còn nhiều bến đò ngang sông trên địa bàn Thành phố chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết phục vụ hành khách như cầu dẫn chưa tốt, các phương tiện vận chuyển khách đã quá cũ, thiếu an toàn. Nhiều phương tiện vận tải thủy, nhất là tại các bến đò ở vùng sâu, vùng xa thiếu áo phao cứu sinh cho hành khách hoặc không yêu cầu hành khách mặc áo phao cứu sinh theo quy định khi qua sông. Để nâng cao độ an toàn cho hành khách qua các bến đò ngang, Ban an tòan giao thông TP.HCM đã phối hợp với các địa phương, chủ bến đò tổ chức các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực về an tòan giao thông thủy cho các chủ bến, tổ chức 10 đợt vận động ”người đi đò mặc áo phao” tại các bến đò khách ngang sông ở các quận 2, 9, 12, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi. Ban an toàn giao thông thành phố còn hỗ trợ kinh phí trên 1 tỷ đồng để xây dựng 5 cầu dẫn ở các bến đò vùng sâu, vùng xa như: bến đò Bến Gỗ (quận 9), bến đò Rạch Lá (huyện Cần Giờ), bến đò Cá Lăng, bến đò Cây Me (huyện Củ Chi)..../.
Nguồn: TTXVN