"Ra đường sợ nhất công nông..."

Chủ nhật, 24/12/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Người ta hay nói vui: "Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất..." để nói tới mức độ mất an toàn của loại phương tiện này. Có lẽ không đâu như nước ta, công nông xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc... 

Người ta hay nói vui: "Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất..." để nói tới mức độ mất an toàn của loại phương tiện này. Có lẽ không đâu như nước ta, công nông xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Theo số liệu tổng hợpcủa Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Yên Bái, trong năm 2005 và 9 tháng đầu năm 2006 tình hình TNGT ở Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp, rất nhiều vụ TNGT liên quan đến xe công nông, trong đó năm 2005có 6 vụ, làm chết 6 người và 9 tháng đầu 2006 đã xẩy ra 5 vụ làm 3 người chết, 1 người bị thương. Đáng lưu ý là tính chất nguy hiểm của nó, gần 100% vụ TNGT liên quan đến xe công nông đều để lại hậu quả nặng nề.  

Nỗi lovề chất lượng, ý thức...

 

 

 

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, anhMai Văn Bộ, Chánh thanh tra giao thông (Sở GTVT Yên Bái) cho biết, hiện có khoảng 400 xe công nông đang hoạt động trên khắp địa bàntỉnh nhưng không có cơ sở lắp ráp xe công nông theo thiết kế đúngtiêu chuẩn trong nước mà chỉ có các cơ sở sửa chữa, gia công chế tạo bằng phương pháp thủ công,chắp vá, tận dụng từ những xe thải loại, không có năng lực kỹ thuật chuyên nghiệp nên không đảm bảo quy trình kỹ thuật, mỹ thuật lưu hành. Ngoài ra, xe công nông còn được nhập từ Hải Phòng, Hà Nội, Trung Quốc... và các thị trường trôi nổi khác.

 

 

Đến cuối tháng 8/2006, toàn tỉnh chỉ có 168 xe đến làm thủ tục đăng ký vàkiểm định. Để quản lý và cấp giấy đăng ký cho xe công nông ở những vùng miền núi xa trung tâm, vừa qua: Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Trung tâm Đăng kiểm và Bảo hiểmphối hợp tổ chức đăng ký lưu động loại phương tiện này theo định kỳ tại thị xã Nghĩa Lộ cho các huyện vùng cao phía Tây.

 

Theo anh Vũ Huấn - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới thì các năm trước, mỗi đợt đều có trên 60 xe đăng ký, đến kỳ cuối năm 2005 chỉ có hơn 30 xe. Một số địa phương, việc đăng ký chỉ dừng lại khiêm tốn ở 1-2 chiếc như huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, còn tập trung chủ yếu ở huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ mỗi địa phương trên 30 chiếc.

 

Đặc biệt, huyện Lục Yên là nơi có nhiều công trường khai thác đá, vật liệu xây dựng...nên tập trung rất nhiều xe công nông hoạt động, lưu hànhnhưng từ nhiều năm nay hầu như không quản lý và đăng kiểm được chiếc xe nào, mặc dù đã có nhiều văn bản kiến nghị các ngành chức năng giải quyết từ địa phương.

 

Nguyên nhân thì có nhiều, song chủ yếu do xe ở đây mua trôi nổi từ các tỉnh khác về không sang tên đổi chủ nên không rõ nguồn gốc, xuất xứ và số nữa, xe tự gia công, chế tạo nên không đủ điều kiện kỹ thuật an toàn để làm hồ sơ đăng ký. Số xe đến đăng ký đã thấp, số đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để được đăng ký còn thấp hơn.

 

Hầu hết những chiếc xe này đều cũ nát, các thiết bị kỹ thuật đều được “phục chế” từ các phương tiện quá đát đã bị loại bỏ và tệ hơn có khi không cần cả ca-bin vì theo các chủ xe, bộ phận này thường vướng khi điều khiển và khó chở các loại hàng cồng kềnh, có kích thước dài. Không những vậy, một thực trạng đáng báo động là gần 100% xe không được lắp còi, đèn báo hiệu, đèn chiếu sáng.

 

Theo cán bộ kiểm định kỹ thuật tỉnh, thực tế với số xe được kiểm tra an toàn kỹ thuật trong thời gian vừa qua, số có khả năng sửa chữa hoàn chỉnh theo yêu cầu rất ít, thậm chí không đảm bảo an toàn kỹ thuật khi lưu hành dù có sửa chữa đến mấy. Chất lượng kỹ thuật đã kém, ý thức người làm chủ phương tiện cũng không khá hơn. Đi học để lấy giấy phép lái xe chỉ là để đối phó với cơ quan chức năng hoặc tự dạy nhau lái xe nên tỷ lệ người điều khiển phương tiện này có bằng lái cũng rất thấp.

 

Đến thời điểm này, toàn tỉnh chỉ có 103 giấy phép lái xe có hiệu lực. Đa số các chủ phương tiện không nắm vững Luật Giao thông, khi bị lực lượng chức năng kiểm travà xử lý đều lý giải cho tình trạng chạy chui và không đủ các điều kiện kỹ thuật của mình là do kinh tế khó khăn. Để sắm được chiếc xe công nông phải bỏ ra chừng 30 - 40 triệu đồng.

 

Nếu phải sửa chữa theo yêu cầu để lập hồ sơ đăng ký biển số, lệ phí trước bạ, học và thi lấy giấy phép lái xe phải mất thêm hơn 10 triệu đồng. Số tiền này là quá lớn, nhất là với điều kiện vùng nông thôn, miền núi. Còn theo số liệu từ Phòng CSGT Công an tỉnh, đến hết ngày 30/8/2006 có 351 xe công nông được đăng ký. Số liệu này phảnánh chưa thực chất lực lượng hùng hậu hiện có của loại phương tiện này. Một trong những lý do lý giải cho việc đăng ký thấp là chất lượng xe công nông quá kém không được đăng kiểm, vì thế không đủ thủ tục cấp đăng ký.

 

Hoang mang việc ngừng hoạt động

Có thể nói, quản lý hoạt động của xe công nông tiến tới loại bỏ hoàn toàn hoạt động của loại phương tiệnnày theo Chỉ thị 46 của Thủ tướng Chính phủ là việc làm phù hợp và cần thiết hiện nay nhằm bảo vệ một cuộc sống an toàn, bảo vệ môitrường. Hiện nay trên nhiều tuyến đường xe công nông vẫn được phép lưu thông, nhưng đến ngày 31/12/ 2007, toàn bộ loại phương tiện này bị cấm sử dụng.

 

Vậy thì những số xe công nông hiệntỉnh đang quản lý và số xe thực có của người dân sẽ giải quyết như thế nào khi mà nó vẫn là phương tiện kiếm sống hàng ngày và giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ của người dân?

 

Người ta vẫn hoang mang rằng, mặc dù độ an toàn của công nông thấp nhưng một khi nó đang phục vụ hữu ích cho nhiều công việc thì việc ngưng sử dụng loại phương tiện này không phải cứ nói là được. Thay thế xe công nông bằng một chiếc xe tải khác có giá trị 70-80 triệu đồng là số tiền quá lớn của phần đông người dân. Còn khá nhiều vấn đề đặt ra khi thực hiện chủ trương này.

 

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân trong việc thay thế xe công nông bằng một loại xe bán tải thông dụng khác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt ở địa bàn nông thôn, miền núi có thể bằng hình thức trả góp, hỗ trợ lãi suất. Một chủ trương đúng chỉ đi vào lòng dân khi nó được thực hiện triệt để bằng những giải pháp khả thi.

Thu Hiền - Văn Tuấn

(Trích đăng từ báo Giao thông vận tải điện tử)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)