Quy Nhơn: 30 phương tiện đò ngang “hết đát” vẫn công khai chở khách

Thứ hai, 20/02/2017 15:24
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Hầu hết các phương tiện đò ngang đã hết hạn đăng kiểm, nhưng các chủ tàu vẫn công khai đón chở khách tự do trên biển. Trong khi đó, người dân và du khách thì thờ ơ với quy định mặc áo phao khi đi trên ghe, tàu.

Ghi nhận tại bến đò Hàm Tử đi Hải Minh (TP Quy Nhơn) và chiều ngược lại, nhu cầu đi lại của người dân cũng như du khách cao; đặc biệt là các em học sinh ở Hải Minh qua TP Quy Nhơn để học. Thế nhưng, một thực tế hầu hết các phương tiện đò ngang ở khu vực này đã hết hạn đăng kiểm, có những ghe đã “hết đát”. Trong khi đó, hầu hết người dân và du khách đi trên những chuyến ghe này đều không mặc áo phao khi vượt biển. “Ngày nào tôi chẳng ai bận qua cảng Quy Nhơn mua bán hàng, tôi có thấy ai mặc áo phao gì đâu, chủ tàu cũng có nhắc nhở gì đâu. Hơn nữa, dân đi ghe chủ yếu là dân địa phương mà họ là dân biển ai chẳng biết biết bơi nên họ không chịu mặc”- một hành khách cho biết.

Hầu hết hành khách thờ ơ với quy định mặc áo phao khi ngồi ghe, tàu qua sông, biển “Chỉ riêng khu vực Hải Minh của phường Hải Cảng có trên 2.000 nhân khẩu, người dân giao thương với thành phố Quy Nhơn, nhất là các em học sinh đi học duy nhất bằng đường thủy. Trong khi đó, các phương tiện chủ yếu công suất nhỏ chỉ dưới 20 CV nên cũng hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều năm qua địa phương đã phối hợp với Sở GTVT tỉnh, cảnh sát đường thủy thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ thực hiện đúng theo quy định luật giao thông đường thủy. Nhất là khi vận chuyển hành khách bắt buộc phải mặc áo phao, các phương tiện hoạt động vận tải khách phải có đăng kiểm đảm bảo hoạt động. Địa phương cũng phối hợp với Cảnh sát đường thủy thường xuyên tuần tra, nhắc nhở và xử phạt, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền”- ông Tuấn cho hay.

Trên 30 tiện ở bến đò Hàm Tử đi Hải Minh (TP Quy Nhơn) đã hết hạn đăng kiểm nhưng vẫn công khai chở khách

Chủ ghe BĐ 0040 H, công suất 18 CV, hành nghề vận chuyển hành khách tại bến đò Hàm Tử đi Hải Minh, thừa nhận chiếc ghe hết hạn đăng kiểm nhưng vẫn công khai hoạt động đưa đón khách trên biển. “Biết ghe hết hạn đăng kiểm nhưng muốn đăng kiểm lại phải tốn 6-7 triệu đồng. Mấy năm nay, biển giả mất mùa tôi chuyển sang vận tải khách phục phụ bà con địa phương, ngày kiếm 100-150 ngàn đồng, thì lấy đâu số tiền lớn vậy để làm đăng kiểm lại. Cảnh sát đường thủy cũng nhiều bận nhắc nhở mặc áo phao, yêu cầu đăng kiểm lại, có khi cũng bị xử phạt nhưng thấy mình nghèo khổ lại bỏ qua”- chủ ghe này cho biết.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hải Cảng cho biết, hiện nay tại bến đò Hàm Tử đi Hải Minh có trên 30 phương tiện đò ngang. Tuy nhiên, hầu hết đã hết giấy phép đăng kiểm. Địa phương đang phối hợp với Sở GTVT tỉnh vận động các hộ dân đăng kiểm lại để đảm bảo hoạt động vận tải hành khách an toàn.

Hầu hết hành khách thờ ơ với quy định mặc áo phao khi ngồi ghe, tàu qua sông, biển “Chỉ riêng khu vực Hải Minh của phường Hải Cảng có trên 2.000 nhân khẩu, người dân giao thương với thành phố Quy Nhơn, nhất là các em học sinh đi học duy nhất bằng đường thủy. Trong khi đó, các phương tiện chủ yếu công suất nhỏ chỉ dưới 20 CV nên cũng hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều năm qua địa phương đã phối hợp với Sở GTVT tỉnh, cảnh sát đường thủy thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ thực hiện đúng theo quy định luật giao thông đường thủy. Nhất là khi vận chuyển hành khách bắt buộc phải mặc áo phao, các phương tiện hoạt động vận tải khách phải có đăng kiểm đảm bảo hoạt động. Địa phương cũng phối hợp với Cảnh sát đường thủy thường xuyên tuần tra, nhắc nhở và xử phạt, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền”- ông Tuấn cho hay.

Hầu hết hành khách thờ ơ với quy định mặc áo phao khi ngồi ghe, tàu qua sông, biển

“Chỉ riêng khu vực Hải Minh của phường Hải Cảng có trên 2.000 nhân khẩu, người dân giao thương với thành phố Quy Nhơn, nhất là các em học sinh đi học duy nhất bằng đường thủy. Trong khi đó, các phương tiện chủ yếu công suất nhỏ chỉ dưới 20 CV nên cũng hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều năm qua địa phương đã phối hợp với Sở GTVT tỉnh, cảnh sát đường thủy thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ thực hiện đúng theo quy định luật giao thông đường thủy. Nhất là khi vận chuyển hành khách bắt buộc phải mặc áo phao, các phương tiện hoạt động vận tải khách phải có đăng kiểm đảm bảo hoạt động. Địa phương cũng phối hợp với Cảnh sát đường thủy thường xuyên tuần tra, nhắc nhở và xử phạt, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền”- ông Tuấn cho hay.

xuannguyen

Nguồn: Báo Dân trí

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)