Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trong đó yêu cầu trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; chủ tịch UBND cấp huyện tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp đảm bảo trật tự ATGT theo các kế hoạch, văn bản của Ban ATGT tỉnh, UBND tỉnh.
Hà Tĩnh tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm với mức phạt cao nhất các hành vi vi phạm TTATGT
Theo đó, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng: CSGT đường bộ, đường sắt, đường thủy, CSCĐ, công an huyện/thành phố/thị xã, công an xã/phường/thị trấn huy động tối đa quân số, phương tiện, trang thiết bị tổ chức tuần ừa, kiểm soát 24/24h, tuần tra lưu động việc chấp hành trật tự ATGT trên tất cả các tuyến đường; đặc biệt trên các tuyến đường dẫn đến các khu du lịch, khu di tích lịch sử văn hóa như: Các bãi biển Thạch Hải, Thiên Cầm, Thạch Bằng, Xuân Thành, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và kiểm tra xử lý tại các bến đò ngang, đập Nhà Đường, hồ Kẻ Gỗ.
Xử lý nghiêm với mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm TTATGT như: Chạy quá tốc độ iquy định, đi sai phần đường, làn đường, chở quá số người quy định, sử dụng rượu bia quá nồng độ quy định khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, phương tiện thủy không đảm bảo kỹ thuật, thiết bị an toàn, không đăng ký, đăng kiểm, chở quá số người quy định.
Sở GTVT chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông và các phòng, ban liên quan tăng cường quản lý, siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, đò ngang; kiểm tra chặt chẽ phương tiện và người lái trước khi xuất bến, kiên quyết không cho xuất bến đối với các trường hơp người và phương tiện vi phạm, không đủ điều kiện an toàn; tăng cường xử lý thông qua khai thác dữ liệu thiết bị giám sát hành trình được theo quy định; áp dụng biện pháp tước phù hiệu, tạm đình chỉ kinh doanh đối với những phương tiện, doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng.
Có phương án vận tải bảo đảm đủ năng lực và chất lượng, đáp ứng tối đa nhu cầu vận tải phát sinh trong kỳ cao điểm, nhất là tại các đầu mối giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng ùn ứ giao thông; bố trí xe dự phòng để chủ động sang khách khi các phương tiện chở quá số khách quy định.
Chỉ đạo đơn vị quản lý đường bộ khẩn trương kiểm tra rà soát các nút giao thông, các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, các vị trí tiềm ẩn mất an toàn giao thông trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ ủy thác quản lý; có biện pháp cảnh báo và khắc phục kịp thời khi xẩy ra sự cố.
Kiểm tra, yêu cầu các chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án 4, Tổng Công ty XDCT GT 4), đơn vị thi công thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên các tuyến đường đang thi công: cọc tiêu, biển báo, người điều tiết giao thông, tưới nước chống bụi..., đặc biệt các tuyến đường vừa thi công vừa khai thác: Sửa chữa mặt đường Quốc lộ 1A đoạn Nam cầu Bến Thủy đến Bắc tuyến tránh thành phố Hà Tĩhh; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Bắc - Nam thành phố Hà Tĩnh; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 8A,.. không để xẩy ra ùn tắc giao thông, mất an toàn giao thông do việc thi công các công trình.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GTVT tải tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai và niêm yết giá cước vận tải, bán vé của các đơn vị vận tải trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kê khai và niêm yết giá cước vận tải.
UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ đặc điểm, tình hình tại địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn. Đẩy mạnh, công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông; chú trọng tuyên truyền vận động đội mũ bảo hiểm đúng quy định và không lái xe chở quá số người quy định và không lái xe khi đã sử dụng rượu bia; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công công, hạn chế đi lại bằng phương tiện cá nhân; tăng cường tuyên truyền ATGT trên hệ thống loa phát thanh của phường xã, thôn xóm và băng rôn, khẩu hiệu.
Chỉ đạo Công an huyện/thành phố/thị xã, Công an xã/phường/thị trấn huy động lực lượng thường xuyên tuần tra, xử lý trên các tuyến đường do địa phương quản lý, đặc biệt các tuyến đường dẫn đến các điểm du lịch, khu di tích lịch sử văn hóa và tại các bến đò ngang địa điểm du lịch; xử lý nghiêm, với mức cao nhất các trường hợp vi phạm, đặc biệt các hành vi: Không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia qúa nồng độ quy định khi điều khiển phương tiện, xe máy chở ba, chở bốn, lạng lách, đánh võng,...
Rà soát, xác định các điểm mất an toàn giao thông nông thôn, đặc biệt là các cầu treo, cầu dân sinh; tạm ngừng khai thác công trình không đảm bảo an toàn, khẩn trương tổ chức duy tu, sửa chữa khắc phục để nhân dân đi lại an toàn...
Yêu cầu các doanh nghiệp vân tải tăng cường tuyên truyền pháp luật ATGT đến các lái xe, chủ xe, nhân viên phục vụ trên xe, chú trọng các nội dung tuyên truyền về văn minh lịch sự phục vụ hành khách, không lái xe sau khi uống rượu bia, không điều khiển xe chạy quá tốc độ, không chở quá số người quy định.
Công an tỉnh, Sở GTVT, Ban ATGT tỉnh và các địa phương cung cấp số điện thoại đường dây nóng, niêm yết trên các xe khách, bến xe, bến tàu, nơi công công để tiếp nhận và xử lý kịp thời những phản ánh của nhân dân liên quan đến công tác đảm bảo trật tự ATGT, TNGT, vận tải hành khách, vận tải hàng hóa.