Thực hiện Quyết định số 358/QÐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/10, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch (số 283/KH-UBND) đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông (ATGT) và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức, bố trí lực lượng công an, thanh tra giao thông tăng cường
kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường sắt.
Về lộ trình thực hiện Kế hoạch, đến hết năm 2020 tổ chức thực hiện ngay việc rào các lối đi tự mở mà không phải xây dựng công trình phụ trợ (cầu vượt, hầm chui, đường gom...) hoặc không còn người sử dụng. Ưu tiên tập trung xóa bỏ các lối đi tự mở tại các khu vực đông dân cư, mật độ phương tiện lưu thông cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách để xóa bỏ các lối đi tự mở; tiếp tục duy trì cảnh giới tại 9 lối đi dân sinh tự mở, đồng thời bổ sung cảnh giới thêm 7 vị trí mới: Tuyến đường Yên Viên - Lào Cai 5 vị trí: Km 245+465 (xã Kim Sơn, Huyện Bảo Yên); Km 259+260 (xã Lu, huyện Bảo Thắng), Km 265+310, Km 278+790, Km 279+495 (xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng). Tuyến đường Phố Lu - Xuân Giao: 2 vị trí: Km 263+760 (xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng), Km269+080 (xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng).
Giai đoạn 2021 - 2022, tập trung xây dựng rào chắn, thu hẹp, xóa bỏ 16 lối đi tự mở bằng biện pháp xây dựng các tuyến đường gom, cụ thế như sau: Từ Km 258+625 đến Km 258+965 Tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai dài 340m đường cấp A-GTNT; Từ Km 263+167 đến Km 263+760 Tuyến đường sắt Phố Lu - Xuân Giao dài 593m đường cấp A-GTNT.
Giai đoạn 2022 - 2025, tiếp tục triển khai xây dựng rào chắn, thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở còn lại (hiện nay trên địa bàn Lào Cai có tổng số 207 lối đi tự mở) trên các tuyến đường sắt quốc gia và chuyên dùng trên địa bàn tỉnh (xây dựng hàng rào, đường gom, cầu vượt…); Ưu tiên xây dựng tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 279 (tại bản Liên Hà 3 đên xã Liên Hải 2 chiều dài tuyến 6km); xóa bỏ 30 lối đi tự mở qua đường sắt.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, phân công, giao nhiệm vụ và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt; trong đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông đường sẳt tại các vị trí giao cắt với đường bộ, lối đi dân sinh, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân đế xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đât dành cho đường sắt; Tổ chức, bố trí lực lượng công an, thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường sắt, đường bộ tại các đường ngang, lối đi tự mở.
Giao cho 1 phó Chủ tịch UBND xã, phường nơi có tuyến đường sắt đi qua chịu trách nhiệm kiếm tra, đôn đốc, phối hợp xử lý và tuyên truyền cho người dân về các vi phạm liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông đường sẳt tại các vị trí giao cắt với đường bộ, lối đi dân sinh. Trực tiếp đầu mối phối hợp cơ quan quản lý đường sắt để xử lý bước đầu, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí giao cắt với đường bộ.
Trong quá trình thực hiện, tiếp tục rà soát, nắm bắt được những tồn tại, hạn chế, bất cập mới phát sinh để đề xuất với cơ quan có thấm quyền xem xét điều chỉnh, sửa đôi, bô sung các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường sắt; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với yêu cầu về quản lý, bảo vệ công trình đường sẳt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Về tổ chức thực hiện, UBND tỉnh giao, Ban An toàn giao thông tỉnh làm đầu mối tố chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; chủ trì, tham mưu chỉ đạo và kiếm tra, đôn đốc các ngành, địa phương triến khai thực hiện, đảm bảo kịp thời, hiệu quả….; Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các phương án đầu tư xây dựng đường gom; hướng dẫn trình tự thủ tục hành chính và chuyên môn nghiệp vụ cho các địa phương mà có tuyến đường sắt đi qua…; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn thuộc trách nhiệm của tỉnh để đầu tư xây dựng đường gom đường sắt trên địa bàn tỉnh…; Sở Tài nguyên và Môi Trường phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố có liên quan kiểm tra, rà soát xác định đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât cho các tô chức, cá nhân đê làm cơ sở xây dựng phương án đền bù, thu hồi đất đã câp.
Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các huyện, thành phố bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, cưỡng chế giải tỏa các vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường sắt theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
UBND các huyện, thành phố có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với đơn vị đường sắt, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng làm chủ đầu tư dự án các công trình thu hẹp, êm thuận đường gom, xóa bỏ lối đi tự mở...trên địa bàn quản lý.
Các cơ quan thông tin, truyền thông và các địa phương nơi có đường sắt đi qua tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biên các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.