Việc sử dụng đèn pha khi tham gia giao thông không đúng lúc đúng chỗ sẽ làm khó chịu, gây ảnh hưởng đến người khác và thậm chí còn gián tiếp gây tai nạn.
Việc sử dụng đèn pha khi tham gia giao thông không đúng lúc đúng chõ sẽ làm khó chịu, gây ảnh hưởng đến người khác và thậm chí còn gián tiếp gây tai nạn.
Nếu đi buổi tối dừng đèn đỏ, nếu để ý sẽ dễ dàng nhận ra nhiều xe đang để đèn ở chế độ pha (đèn chiếu xa), trên bảng đồng hồ với biểu tượng đèn màu xanh.
Chuyển sang đèn chiếu gần (đèn cos) khi có xe ngược chiều tới.
Còn với ô tô, tỷ lệ sử dụng đèn pha trong nội đô ít hơn nhưng mức độ ảnh hưởng, gây khó chịu lớn hơn nhiều. Ảnh hưởng đến người đi ngược chiều đã đành, lại còn ảnh hưởng đến người đi trước, khi bị đèn pha rọi thông qua gương chiếu hậu. Gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quan sát, sức khỏe thị lực và tâm lý khi tham gia giao thông, mà còn là ẩn họa gián tiếp của những vụ va chạm giao thông.
Khi đang lái xe gặp những trường hợp bị xe phía sau rọi pha vào "gáy", đa số các lái xe cũng từng gặp hoặc thậm chí là rất thường xuyên. Câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn còn nhiều tài xế sử dụng đèn pha trong đường nội đô, một điều hoàn toàn vô bổ và không đúng luật.
Liệu có phải do khâu đào tạo, sát hạch còn lỏng lẻo, người đi học lái xe chưa được phổ biến hết những điều cơ bản?
Đây là những việc nhỏ, nhưng chúng ta cần làm những việc nhỏ, để có thể xây dựng tốt đẹp được một thứ lớn lao hơn đó là văn hóa giao thông. Ngoài vấn đề chất lượng hạ tầng, phương tiện thì đây là vấn đề cốt lõi để hạn chế tối đa những vụ tai nạn không mong muốn.
Mong người tham gia giao thông trên cả nước cùng chung tay góp cao kiến giúp cho việc giao thông trở lên an toàn hơn, văn minh hơn.
Nguồn: CafeAuto