Văn hóa giao thông giúp bình yên sông nước Cần Thơ

Thứ năm, 03/10/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sau 3 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy trên địa bàn TP. Cần Thơ ngày càng ổn định và đi vào nền nếp, được người dân đồng tình hưởng ứng, tai nạn giao thông đường thủy dẫn đến chết người không xảy ra.
Sau 3 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy trên địa bàn TP. Cần Thơ ngày càng ổn định và đi vào nền nếp, được người dân đồng tình hưởng ứng, tai nạn giao thông đường thủy dẫn đến chết người không xảy ra. Ông Lê Tấn Học - Phó Trưởng ban thường trực Ban ATGT TP.Cần Thơ chia sẻ những kết quả đáng ghi nhận từ phong trào này:

- Với vị trí địa lý nằm trải dài theo bờ sông Mekong, TP. Cần Thơ đóng vai trò là đầu mối giao thông thủy, bộ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 150 tuyến sông có tổng chiều dài trên 740km kết nối các tỉnh trong khu vực.

Dù đóng vai trò quan trọng như thế nhưng hoạt động giao thông thủy trên địa bàn TP khá phức tạp với 294 cảng, bến; 113 bến khách ngang sông đang hoạt động; bến tàu khách với 16 phương tiện vận tải hành khách đi các tỉnh lân cận và một bến tàu du lịch với khoảng 90 chiếc đưa rước khách tham quan chợ nổi, du lịch miệt vườn đặc trưng ở Cần Thơ.

Công tác đăng ký, quản lý tổ chức hoạt động các loại hình vận tải đường thủy còn diễn biến khá phức tạp, trong khi công tác quy hoạch cảng, bến chưa được chính thức công bố. Chính vì thế, việc xây dựng văn hóa giao thông sông nước luôn được Ban ATGT TP đặc biệt quan tâm.

- Sau 3 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, ban ATGT TP đã gặt hái được những kết quả nổi bật nào, thưa ông?

- Tháng 7/2011, Ban Chỉ đạo Trung ương chọn Cần Thơ làm điểm tổ chức phát động ra quân thực hiện cuộc vận động "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, thu hút đông đảo lực lượng vũ trang, đoàn thanh niên và đông đảo quần chúng tham gia.

Về phía Ban đã tham mưu cho UBND TP chỉ đạo khắc phục một số vấn đề vướng mắc, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông như: giải tỏa đáy cá trên luồng tàu chạy có hỗ trợ kinh phí; quản lý, qui hoạch chợ nổi Cái Răng; chấn chỉnh việc khai thác cát trên sông Hậu; sắp xếp hoạt động đò chèo chở khách du lịch trên bến Ninh Kiều; quản lý, cấp phép hoạt động bến thủy nội địa, bến khách ngang sông; bổ sung báo hiệu đường sông…

Ban ATGT TP cũng đã chỉ đạo cấp quận, huyện tổ chức ra quân hưởng ứng phong trào này bằng những hành động, việc làm thiết thực, góp phần ổn định trật tự ATGT đường thủy.

Sau 3 năm thực hiện cuộc vận động, chúng tôi đã tổ chức được gần 450 cuộc tuyên truyền, thu hút trên 35.000 lượt người tham dự; hỗ trợ 1.000 cặp áo phao cho học sinh trường tiểu học có hoàn cảnh khó khăn đến trường bằng phương tiện thủy; trao 700 dụng cụ nổi cứu sinh cầm tay cho các chủ bến, phương tiện.

Ngoài ra, chúng tôi cũng phối hợp cùng các cơ quan truyền thông tại Cần Thơ xây dựng các phóng sự, kịp thời đưa tin, bài phản ánh tình hình kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các bến đò dọc, đò ngang, phương tiện vận tải hành khách, du thuyền, hoạt động đăng đáy cá, khai thác cát sỏi… trên địa bàn.

Qua tuần tra, kiểm soát đã có trên 9.000 trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chánh. Điều chúng tôi lo lắng hiện nay là cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động đường thủy hiện còn nhiều bất cập; phương tiện chưa qua đăng ký, đăng kiểm còn nhiều; thuyền viên, người lái chưa có đầy đủ chứng chỉ chuyên môn theo quy định; công tác duy tu, nạo vét luồng tàu chạy chưa được đầu tư hợp lý.

Bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra xử lý vi phạm, Ban ATGT TP cùng Ban ATGT các quận, huyện và các ngành chức năng cũng đã triển khai xây dựng nhiều mô hình an toàn giao thông đường thủy được người dân đánh giá cao.

- Đó là các mô hình nào, thưa ông?

- Điểm nhấn là mô hình “Bến đò an toàn” (toàn TP hiện có 12 bến đò an toàn); mô hình “Khu dân cư an toàn ven sông” tại khu vực I (Cồn Sơn, quận Bình Thủy); mô hình “Đảm bảo an ninh trật tự và trật tự ATGT đường thủy” tại khu vực Lân Thạnh I (cồn Tân Lộc, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt); mô hình “Tuyến sông thanh niên” với tổng chiều dài 17 km (được xây dựng từ đầu vàm sông Cần Thơ đến ngã ba Vàm Xáng, huyện Phong Điền); mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy”; mô hình đoạn tuyến đường thủy nội địa “Văn hóa - an toàn” do Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 12, thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cùng địa phương triển khai xây dựng. Điều đáng ghi nhận là từ khi có những phong trào này, tình hình trật tự ATGT đường thủy dần đi vào ổn định, tai nạn giao thông đường thủy chết người không xảy ra. Các mô hình phát huy hiệu quả sẽ được chúng tôi tiến hành sơ kết, đánh giá và rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng ra toàn TP.

- Để phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” ngày càng đi vào chiều sâu, ông có những kiến nghị gì?

- Để phong trào được duy trì và phát huy hiệu quả, chúng tôi mong muốn TP. Cần Thơ và Trung ương cần quan tâm đầu tư hơn nữa về công tác duy tu, nạo vét luồng tàu chạy, bổ sung biển báo hiệu đường sông để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, vận tải hành khách an toàn bằng phương tiện thủy; tập trung hoàn thiện các quy hoạch về bến bãi, hoạt động chợ nổi, nhà hàng nổi trên sông…

Nguồn: Báo phapluatvn.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)