An Giang: Văn hóa giao thông trong cán bộ, viên chức

Thứ ba, 21/08/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Khi Thông tư 38 của Bộ Công an ra đời năm 2010 về việc tổ chức kiểm điểm người có hành vi vi phạm về trật tự ATGT tại nơi cư trú, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện tốt tinh thần Thông tư này.
Khi Thông tư 38 của Bộ Công an ra đời năm 2010 về việc tổ chức kiểm điểm người có hành vi vi phạm về trật tự ATGT tại nơi cư trú, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện tốt tinh thần Thông tư này.

Điển hình như TP. Long Xuyên , tỉnh An Giang đã gửi 2.709 thông báo về nơi cư trú (chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012). Trong đó, có 1.236 trường hợp ở TP. Long Xuyên, 782 trường hợp ở các huyện, thị trong tỉnh, 691 trường hợp ngoài tỉnh. Có 90,03% các đơn vị gửi phiếu báo phản hồi đã nhận được. Tuy nhiên, thông tin cụ thể như địa phương, đơn vị đã tiến hành họp kiểm điểm người có hành vi vi phạm trên hay chưa, cách thức thực hiện như thế nào, hình thức xử lý (đối với người vi phạm là học sinh, sinh viên, cán bộ công chức)… vẫn còn rất hạn chế.

Nhìn rõ thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 655 ngày 17-5- 2012 yêu cầu: “Các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội tăng cường phổ biến, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên của cơ quan, đơn vị mình nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ Công an, Bộ Giao thông-Vận tải và các cơ quan liên quan dự thảo quy định về việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT của cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công chức, Luật Viên chức… Các cơ quan, tổ chức, địa phương khi nhận được thông báo của cơ quan Công an gửi thông báo về người có hành vi vi phạm pháp luật trật tự ATGT phải có biện pháp để nhắc nhở, giáo dục người vi phạm và thông báo kết quả lại cho cơ quan Công an”.

Đại úy Đào Văn Thình, Đội phó Đội Tuyên truyền điều tra giải quyết tai nạn giao thông và xử lý vi phạm hành chính - Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh cho biết: “Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, quyết liệt giữa lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo ATGT với địa phương, đơn vị nơi người vi phạm học tập, công tác; phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền trong lĩnh vực này, nhằm thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước, mang tính răn đe giáo dục chung. Trong trường hợp người vi phạm không khai nơi công tác, học tập thì lực lượng làm nhiệm vụ phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để có được thông tin chính xác về người vi phạm, góp phần quan trọng trong việc gửi thông báo về nơi công tác của họ. Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông, cán bộ, công chức cần gương mẫu chấp hành Luật ATGT, thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông: Tính pháp lý (chấp hành nghiêm), tính cộng đồng (vận động mọi người cùng chấp hành tốt), tính thẩm mỹ (ứng xử văn hóa khi gặp va chạm, giúp đỡ khi thấy người khác cần hỗ trợ trong quá trình tham gia giao thông…)”.

Trungna - Theo báo An Giang

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)