Hà Nội: Nỗ lực xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên

Thứ hai, 01/10/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Với nhiều biện pháp tích cực kể trên, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của học sinh, sinh viên trên địa bàn TP. Hà Nội đã được nâng lên rõ rệt, góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn có trường học đóng.
Với nhiều biện pháp tích cực kể trên, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của học sinh, sinh viên trên địa bàn TP. Hà Nội đã được nâng lên rõ rệt, góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn có trường học đóng.

Các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc giáo dục học sinh thực hiện tốt văn hóa giao thông khi tham gia giao thông; nhiều trường học đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong việc lập lại trật tự an toàn giao thông (ATGT) ở địa phương góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn trường đóng. Đây là đánh giá sau 8 tháng triển khai thực hiện giáo dục pháp luật đảm bảo ATGT trong ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2012 vừa được Sở GD&ĐT TP. Hà Nội tổng kết.

Trước đó, năm học 2011 - 2012, ngành GD&ĐT Hà Nội có quy mô 2.434 trường học; 1.573.611 học sinh; 110.441 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Số học sinh tuổi mẫu giáo và tiểu học phải có người thân đưa đón đến trường là 861.319 em. Số học sinh THPT là 212.961 em, nhưng trong đó chỉ có 5% học sinh THPT có giấy phép điều khiển xe môtô, xe máy. Tổng số cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên hàng ngày tham gia giao thông là 1.684.052 người. Nên việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên đã được ngành GD&ĐT TP. Hà Nội xác định là có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các em khi tham gia giao thông.

Từ nhận thức trên, năm học vừa qua, các nhà trường đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục ATGT với nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức hội thảo, tọa đàm về văn hóa giao thông; tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ cho học sinh các trường THPT trên địa bàn TP. Hà Nội, giao lưu Câu lạc bộ thanh niên xung kích giải quyết ùn tắc giao thông cổng trường; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự ATGT vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội, trên bảng tin, trên website của trường; phối hợp cùng cha mẹ học sinh thống nhất các biện pháp quản lý và giám sát học sinh không đi xe máy đến trường khi chưa đủ điều kiện; thường xuyên thông báo tình hình học sinh vi phạm ATGT tới gia đình và địa phương nơi học sinh cư trú…

Theo bà Trần Thu Hà, Thư ký thường trực Ban ATGT ngành GD&ĐT Hà Nội, từ hiệu quả mô hình điểm thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT và quản lý, sử dụng ĐTDĐ đúng mục đích, đúng nội quy trên 5 trường THPT: Quang Trung, Kim Liên, Phan Đình Phùng, Việt Đức và Trần Phú, Sở GD&ĐT TP đã mở rộng mô hình đến các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ đóng trên địa bàn 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Trong quá trình thực hiện, đã có sự phối hợp chặt chẽ của Phòng CSGT TP bố trí theo dõi quay, ghi hình hiện tượng học sinh đi xe máy tới trường; tụ tập ở cổng trường gây ách tắc giao thông. Năm học 2011 - 2012, Phòng CSGT CA TP Hà Nội đã bắt giữ, xử phạt và gửi danh sách về Sở GD&ĐT xử lý 357 học sinh vi phạm.

Với nhiều biện pháp tích cực kể trên, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của học sinh, sinh viên trên địa bàn TP đã được nâng lên rõ rệt, góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn có trường học đóng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, số lượng học sinh, sinh viên vi phạm luật khi tham gia giao thông vẫn là mối băn khoăn, trăn trở của ngành GĐ&ĐT TP hiện nay. Bên cạnh đó, tình trạng ùn ứ tại nhiều cổng trường ở khu vực nội thành giờ tan học; nhiều trường còn là nơi đỗ xe (cổng sau của trường THCS Trưng Vương); điểm đỗ chuyển giao khách của các tuyến xe buýt (trường tiểu học Võ Thị Sáu, Trần Nhật Duật - Hoàn Kiếm); có trường, cổng là nơi để xe rác thải (THPT Trương Định) và còn rất nhiều trường, các hàng quán, bãi trông giữ xe vẫn ngang nhiên hoạt động… - cũng đang là những tồn tại đòi hỏi TP sớm có biện pháp xử lý.

Theo đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT thành phố thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp cùng các Sở, ban, ngành liên quan tiếp tục quản lý, kiểm tra sát sao các điểm trông, giữ xe, các quán Internet gần trường học nhằm tránh hiện tượng học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy tới trường, học sinh mải chơi game mà bỏ học. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các khu dân cư, tổ dân phố để cha mẹ học sinh nắm vững các quy định về đảm bảo trật tự giao thông, an ninh trường học có liên quan đến học sinh, sinh viên. Đề ra những quy định cụ thể xử phạt đối với địa phương khi để xảy ra tình trạng mất ATGT. Đồng thời giúp đỡ các trường giải tỏa ùn tắc giao thông trong giờ đưa, đón học sinh…

Longlv - Theo báo PL&XH

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)