Giáo dục trẻ ý thức tham gia giao thông

Thứ hai, 04/07/2016 08:58
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Hiện nay, thực trạng học sinh THCS, THPT được bố mẹ cho đi học bằng xe máy diễn ra rất phổ biến. Đa phần trong số đó chưa có giấy phép lái xe, chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, không quan tâm tới luật giao thông và những nguy hiểm luôn rình rập trên đường.

Xe đạp điện đang là phương tiện giao thông phổ biến của giới trẻ. Tuy nhiên, loại phương tiện này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, người sử dụng càng phải nâng cao hơn nữa ý thức khi tham gia giao thông.

Xe đạp điện đang là phương tiện giao thông phổ biến của giới trẻ.
Tuy nhiên, loại phương tiện này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn,
người sử dụng càng phải nâng cao hơn nữa ý thức khi tham gia giao thông.

Để xảy ra tình trạng này có nguyên nhân từ sự thiếu kiên quyết trong xử lý của lực lượng cảnh sát giao thông, nhưng nguyên nhân chính vẫn là sự buông lỏng trong giám sát, quản lý, giáo dục của phụ huynh.

Quay lại vụ tai nạn tai nạn thương tâm xảy ra giữa một xe máy “kẹp ba” và xe ô tô tải xảy ra vào cuối tháng 5 vừa qua tại ngã tư đại lộ Xô viết Nghệ Tĩnh giao đường Nguyễn Huy Tự (TP Hà Tĩnh) thì thấy, việc 3 thiếu niên điều khiển xe máy, chở quá số người quy định là một việc rất đáng bàn. Nạn nhân đi xe máy bị thương nặng, cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, người điều khiển xe ô tô phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hậu quả đã rõ, trách những người liên quan một thì phải trách những bậc làm cha làm mẹ mười. Nếu họ không lơ là trong giám sát, không giao phương tiện cho những đứa trẻ hiếu động, chưa đủ tuổi thì đã không xảy ra sự việc đau lòng.

Với những trẻ vị thành niên sử dụng xe đạp điện tham gia giao thông cũng đã xảy ra không ít vụ tai nạn, nạn nhân chủ yếu là học sinh THCS, THPT. Bác Nguyễn Văn Lan (phường Bắc Hà - TP Hà Tĩnh) cho biết: “Tôi đang chạy xe trên đường thì một nhóm học sinh đi xe đạp điện, chở 2, chở 3 lao tới. Các cháu cười đùa, kéo tay nhau, một xe bị ngã, kéo những xe khác ngã theo. Hậu quả là một cháu gái bị thương khá nặng. Cũng may tôi phanh kịp và lúc đó không có nhiều xe trên đoạn đường đó”.

Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc, việc nhà trường, gia đình trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, nâng cao ý thức khi tham gia giao thông là rất cần thiết. Khi quyết định trang bị phương tiện giao thông hiện đại cho con, cha mẹ càng cần phải chú trọng đến việc dạy con cách sử dụng phương tiện đó sao cho hợp lý, an toàn. Cần giáo dục để các em nhận thức được sức khỏe, tính mạng của con người là quý giá; hệ lụy do tai nạn giao thông gây ra đối với bản thân, gia đình, xã hội là hết sức nặng nề.

Mùa hè luôn là thời điểm mà các bậc phụ huynh lo lắng, băn khoăn trong việc quản lý, giáo dục con. Khi áp lực bài vở đã giảm, các em thường có tâm lý “xả stress” sau một năm học vất vả. Cũng xuất phát từ tâm lý đó, lại thiếu sự quản lý của cha mẹ, nhiều em đã sa vào các trò chơi không lành mạnh, gây ra những hậu quả nặng nề như tai nạn giao thông, đuối nước, nghiện game online...

Để hạn chế tình trạng đó, gia đình phải có biện pháp giám sát con hợp lý, hiệu quả. Ngoài việc tuyên truyền, giáo dục của người lớn về ý thức khi con tham gia giao thông thì các ngành chức năng cũng cần xử phạt thật nghiêm những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên.

xuannguyen

Nguồn: Báo Hà Tĩnh

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)