Những hành vi thiếu ý thức nên loại bỏ để hoạt động giao thông ngày càng văn minh hơn

Thứ năm, 15/09/2022 16:01
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông (ATGT) đang là vấn đề lớn, quan trọng được cả xã hội quan tâm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật thường xuyên những tin tức về ATGT, các vụ tai nạn giao thông (TNGT) để tuyên truyền, nhắc nhở và cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông phải luôn chấp hành nghiêm các quy định nhằm đem lại an toàn cho bản thân, cho gia đình và cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT như: lưu lượng xe lưu thông quá nhiều, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng phương tiện giao thông chưa đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật; nhiều người khi tham giao thông còn uống rượu, bia, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều; trẻ em chưa đủ tuổi lái xe tham gia điều khiển phương tiện giao thông… Đó chính là những hành vi thiếu ý thức khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó đèn xi nhan có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp người tham gia giao thông biết được người điều khiển phương tiện muốn rẽ hướng nào để nhường đường, phòng tránh tai nạn. Tuy nhiên, việc sử dụng đèn xi nhan của nhiều người tham gia giao thông đôi lúc chưa đúng với ý nghĩa của nó. Có trường hợp bật đèn xin rẽ trái nhưng lại rẽ phải, sau khi rẽ lại quên tắt xi nhan, hoặc vừa bật đèn nhan liền điều khiển phương tiện qua đường làm cho người tham gia giao thông cùng chiều phía sau rất khó xử lý. Rẽ trái, rẽ phải nhưng không bật đèn xi nhan để xin đường đôi khi xảy ra va quẹt, tai nạn.

Người dân tham gia giao thông khi thấy đường vắng  đã cố tình vượt đèn đỏ

Hiện nay trên các tuyến đường, các chốt đèn tín hiệu giao thông (đèn xanh, đèn đỏ) được ngành chức năng lắp đặt tại các ngã ba, ngã tư giao nhau có lượng phương tiện lưu thông tương đối lớn. Đây là thiết bị quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Việc chấp hành nguyên tắc hoạt động của chốt đèn là rất quan trọng, thể hiện thái độ ứng xử văn hóa và ý thức cơ bản của người tham gia giao thông. Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên vẫn có nhiều trường hợp nhiều thành phần như: Già, trẻ, đàn ông, đàn bà điều khiển các phương tiện giao thông từ ôtô, xe ba gác, xe máy, xe đạp điện, xe đạp (có người chở phía sau là các em nhỏ) có hành vi vi phạm giao thông vượt đèn đỏ, đi sai phần đường rất phổ biến dễ gây tai nạn cho bản thân mình và người khác và út tắc giao thông.

Việc vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông là hành vi không thể chấp nhận được nên loại bỏ không vì những lý do như: vì công việc gấp, đường vắng, con đi học trễ. Thời gian gần đây, xe đạp điện trở thành phương tiện khá phổ biến, tốc độ của loại xe này khá cao và theo quy định của pháp luật hiện hành, người ngồi trên loại phương tiện này lưu thông trên đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi còn rất nhiều trường hợp chưa thực hiện nghiêm quy định này, nhất là các em học sinh, có những em mang theo mũ trên xe nhưng không đội, hoặc đội nhưng không cài quai, chạy hàng hai, hàng ba, khi xảy ra tai nạn là rất nguy hiểm.

Một người phụ nữ chở con nhỏ vượt đèn đỏ

ngã tư đường 19/4 - Nguyễn Văn Linh, tỉnh Bình Thuận

Hiện nay rất nhiều người sử dụng điện thoại di động ngay cả khi đang điều khiển xe đi trên đường, một tay lái xe, một tay sử dụng điện thoại di động. Đây là thói quen của nhiều người, nhưng lại là một hành vi vừa thiếu văn hóa khi tham gia giao thông, vừa vi phạm pháp luật và là một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc. Qua ghi nhận của phóng viên, hầu hết trên tất cả các tuyến đường đều có người vừa điều khiển xe, vừa sử dụng điện thoại di động. Nhiều nhất là người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

Hiện nay, tình trạng người tham gia giao thông không chấp hành các quy định về an toàn giao thông như chạy xe không đội nón bảo hiểm, chạy ngược chiều, sử dụng điện thoại khi lái xe, vượt đèn đỏ,… đây là một trong những hành vi nguy hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra các tình huống phát sinh thì người điều khiển phương tiện không xử lý được và dễ dẫn đến các vụ va chạm, tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.

Việc điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kéo, đẩy xe khác, vật khác, chở hàng hóa cồng kềnh là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, do nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hiện nay ở hầu hết các tuyến đường vẫn còn tình trạng các phương tiện kéo, đẩy xe khác, chở hàng cồng kềnh

Đề nghị người tham gia giao thông đều phải thực hiện văn hóa giao thông bằng những việc làm cụ thể như: chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự ATGT, đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ, dừng, đỗ xe; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; không đi ngược chiều không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông, không vượt đèn đỏ…. ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Vì vậy, mỗi người cần chấp hành nghiêm luật giao thông để trở thành người tham gia giao thông có văn hóa. Khi văn hóa giao thông của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái sẽ bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giao thông của cộng đồng sẽ được nâng lên, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và xây dựng hình ảnh đẹp, văn minh của người tham gia giao thông trên mọi tuyến đường.

hoavt

Nguồn: Cổng TTĐT Bình Thuận

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)