Ninh Bình: Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông

Thứ năm, 18/10/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Năm 2010 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xảy ra 85 vụ TNGT, làm chết 91 người, bị thương 20 người, trong đó có 2 vụ TNGT nghiêm trọng liên quan đến người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn.
Năm 2010 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình xảy ra 85 vụ TNGT, làm chết 91 người, bị thương 20 người, trong đó có 2 vụ TNGT nghiêm trọng liên quan đến người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn.

Năm 2011 xảy ra 66 vụ TNGT, làm chết 71 người, bị thương 15 người, trong đó có 4 vụ TNGT nghiên trọng liên quan đến người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn. 6 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh đã xảy ra 28 vụ TNGT, làm chết 28 người, bị thương 4 người, trong đó có 8 vụ TNGT nghiêm trọng liên quan đến người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn.

Trước tình trạng trên, lực lượng Cảnh sát giao thông Ninh Bình đã tăng cường công tác triển khai cưỡng chế vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu TNGT. Năm 2011, lực lượng Cảnh sát giao thông đã phát hiện, lập biên bản xử lý 36.526 trường hợp vi phạm các quy định về TTATGT, phạt tiền 13.5 tỷ đồng, tạm giữ 6.144 phương tiện giao thông (836 ô tô, 5.308 mô tô); trong đó có 250 trường hợp (174 xe ô tô, 76 mô tô) vi phạm nồng độ cồn. 6 tháng đầu năm 2012, phát hiện và xử phạt 304 trường hợp vi phạm nồng độ cồn gồm 189 xe ô tô, 115 mô tô.

Thông qua việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia đã góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo TTATGT, giảm thiểu TNGT, nâng cao nhận thức cho người dân về hiểm hoạ của việc lạm dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Trong việc cưỡng chế vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông gặp nhiều khó khăn đó là: Việc phát hiện các trường hợp sau khi uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông không dễ, chỉ có thể phát hiện chính xác thông qua các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ là máy đo nồng độ cồn. Khi Cảnh sát giao thông nghi ngờ người tham gia giao thông có sử dụng rượu, bia yêu cầu dừng xe để kiểm tra, sẵn có hơi men người điều khiển phương tiện thiếu bình tĩnh, văng tục, sẵn sàng chống đối hoặc bỏ chạy; đôi lúc lực lượng Cảnh sát giao thông mỏng thì tụ tập chống đối, gây nhiều khó khăn trong việc cưỡng chế vi phạm.

Trước thực tế trên, để hoạt động cưỡng chế vi phạm nồng độ cồn đạt kết quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; tăng cường công tác tuyên truyền về hiểm hoạ của rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đến đông đảo nhân dân, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc xử lý nghiêm các vi phạm về TTATGT.

Theo báo Ninh Bình

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)