Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Unicef về tỷ lệ tử vong và chấn thương do TNGT đối với trẻ em trên phạm vi toàn cầu thì trẻ em trong độ tuổi từ 15 – 19 có nguy cơ cao nhất. Hầu như các em trai liên quan tới các vụ va chạm giao thông đường bộ nhiều gấp hai lần so với các em gái. Sự khác biệt này bắt đầu từ lúc trẻ còn bé và tăng dần theo thời gian cho tới khi trưởng thành, với một tỷ lệ tử vong chung là 13,8 trên 100.000 đối với các em trai và 7,5 trên 100.000 đối với các em gái.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Unicef về tỷ lệ tử vong và chấn thương do TNGT đối với trẻ em trên phạm vi toàn cầu thì trẻ em trong độ tuổi từ 15 – 19 có nguy cơ cao nhất. Hầu như các em trai liên quan tới các vụ va chạm giao thông đường bộ nhiều gấp hai lần so với các em gái. Sự khác biệt này bắt đầu từ lúc trẻ còn bé và tăng dần theo thời gian cho tới khi trưởng thành, với một tỷ lệ tử vong chung là 13,8 trên 100.000 đối với các em trai và 7,5 trên 100.000 đối với các em gái.
Điều đặc biệt là chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ liên quan chặt chẽ tới nghèo đói ở tất cả các quốc gia, bất kể thu nhập. Đánh giá của WHO và Unicef cho biết: Ở rất nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình, trẻ em có nguy cơ bị TNGT tăng cao vì đường bộ là nơi sử chung cho vui chơi, làm việc, đi dạo, đạp xe và lái xe và trẻ em dưới 11 tuổi ít có khả năng đưa ra được các quyết định an toàn hơn khi tham gia giao thông.
Liên quan đến tỉ lệ tử vong do giao thông đường bộ tăng dần theo độ tuổi, đưa ra số liệu tỷ lệ tử vong ở trẻ em do TNGT trên 100.000 dân theo tuổi và giới tính như sau :
* Với các em trai: dưới 1 tuổi là 11.5%; từ 1-4 tuổi là 9.7%; từ 5-9 tuổi là 13.3%; từ 10-14 tuổi là 8.7%; từ 15 – 19 tuổi là 23.4% và dưới 20 tuổi là 13.8%.
* Với các em gái: dưới 1 tuổi là 7.4%; từ 1-4 tuổi là 8.3%; từ 5-9 tuổi là 9.3%; từ 10-14 tuổi là 4.5%; từ 15 – 19 tuổi là 7.9% và dưới 20 tuổi là 7.5%.
Một khuyến cáo rất quan trọng liên quan đến nguy cơ chấn thương của trẻ em mà WHO đưa ra cho thấy, việc sử dụng các biện pháp an toàn nhằm giảm thiểu chấn thương hoặc tử vong khi trẻ em tham gia giao thông là vô cùng cần thiết. Theo đó, trẻ em khi tham gia giao thông không được bố trí ngồi an toàn có nguy cơ gia tăng trước các chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong trong một vụ TNGT. Việc sử dụng ghế an toàn phù hợp khác nhau trong xe ô tô chiếm gần 90% ở Hoa Kỳ và gần như là 0% ở một số quốc gia thu nhập thấp. Ngay ở cả các quốc gia có thu nhập cao thì sử dụng ghế an toàn cho trẻ em một cách đúng đắn vẫn còn là vấn đề, do vậy mà tỷ lệ chấn thương tăng cao khi vụ TNGT xẩy ra . Tương tự, những người đi xe đạp, người đi xe máy và người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm có nguy cơ lớn hơn trước chấn thương nghiêm trọng ở đầu hay tử vong. Sử dụng mũ bảo hiểm đúng quy cách trong số những người tham gia giao thông còn thấp ở rất nhiều quốc gia và là một nguy cơ lớn đối với các chấn thương ở đầu trong các vụ va chạm TNGT.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ đối với những trẻ em dễ bị TNGT bao gồm đi xe đạp hay đi bộ trong giao thông hỗn hợp, đi xe đạp trên vỉa hè hay đường cho người đi bộ.
Các lái xe vị thành niên có nguy cơ cao hơn vì tuổi trẻ và hành vi liều lĩnh của lứa tuổi này, bao gồm cả việc uống rượu lái xe, lái xe quá tốc độ, thiếu tập trung trong khi lái xe và mệt mỏi.
Các yếu tố khác bao gồm: sự giám sát yếu kém của người lớn, thiết kế xe ô tô không tốt, thiết kế đường bộ kém chất lượng chưa đảm bảo ATGT; ý thứ người tham gia giao thông còn yếu kém; thiếu sân chơi, đường đi bộ và làn đường cho người đi xe đạp, đi xe máy; thiếu phương tiện giao thông công cộng an toàn và hiệu quả và chạy xe quá tốc độ./.
Lê Minh Châu, Vụ ATGT (Nguồn: WHO and UNICEF)