Những vấn đề giao thông tại Việt Nam.

Thứ năm, 08/03/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đó là ý thức của người tham gia giao thông, đây là vấn đề mà mọi người đều lên tiếng, theo cháu 1 phần lỗi chỉ là do người tham gia giao thông, mà lỗi chính là do người đào tạo cho người tham gia giao thông khi đi thi lấy bằng lái xe.

 
Với thực trạng tình hình giao thông tại VN hiện nay, cháu  1 trong những giới trẻ của VN rất bức xúc về những vấn đề giao thông đang diễn ra tại VN.
Trong những vấn đề đó, cháu sẽ liệt kê ra đây và có 1 số giải pháp như sau:
Thứ nhất: Đó là ý thức của người tham gia giao thông, đây là vấn đề mà mọi người đều lên tiếng, theo cháu 1 phần lỗi chỉ là do người tham gia giao thông, mà lỗi chính là do người đào tạo cho người tham gia giao thông khi đi thi lấy bằng lái xe. Cháu xin dẫn chứng câu chuyện mà cháu đã gặp. " 3 năm về trước khi cháu đi thi bằng lái xe, 1 nơi tổ chức thi lấy bằng tại ngõ 282 Lạc Long Quân - HN. Người đến thi khá là đông, với số tiền lệ phí là trên 200.000đ, nhưng chỉ được đào tạo lý thuyết trong 2 ngày, trong 2 ngày này giao viên dạy cho "học sinh" các học tủ để làm bài thi như thế nào, dạy theo kiểu 1 cách rất là máy móc, "học sinh" đến dự thi thì có rất nhiều thể loại, và hầu như đến để thi cho xong, để có được tấm bằng mỗi khi cảnh sát giao thông "dò hỏi" đến, và không dưới 10 người còn không biết chữ để đến thi". Cháu khẳng định với bác rằng có rất nhiều người cháu hỏi về 1 số biển báo giao thông nhưng họ đã không biết để làm gì.
Giải pháp: Cháu thấy việc đào tạo lái xe nên để tư nhân hoá, còn việc tổ chức thi thì nên để cơ quan nhà nước đứng ra tổ chức, về việc đào tạo, để mọi cty tư nhân cạnh tranh nhau bằng con đường chất lượng, cty nào đào tạo tốt thì uy tín sẽ được mọi người biết đến. Không để cơ quan nhà nước đứng ra đào tạo, như vậy việc "chạy chọt" sẽ diễn ra rất nhiều. Còn vấn đề thi cử, việc thi trắc nghiệm là rất tốt, nhưng đề thi nên đặt ra tất cả các tình huống khi tham gia giao thông, đưa ra tất cả các biển báo giao thông (bài thi phải xáo trộn câu để các bài thi sẽ khác nhau) như vậy thì việc nắm luật của người tham gia mới vững khi tham gia giao thông.


Thứ hai: Cháu đã có lần đi nước ngoài, ý thức của người tham gia giao thông ở nước bạn rất tốt, cho dù có tắc đường nhưng người tham gia giao thông không lấn sang đường bên kia. Trong khi đó ở VN thì đường ai người nào tranh được trước thì đi trước dẫn đến thành một mớ hỗn độn. Ý cháu muốn nói ở đây là ý thức người tham gia giông thông, việc đầu tiên nên làm đó là gia tăng đào tạo cho người tham gia giao thông bằng phương tiện ô tô, đặc biệt là taxi, bus nội thành, xe khách và trong đó có cả những xe biển xanh số hiệu 31A.
Giải pháp: Phải đào tạo lại người tham gia giao thông bằng phương tiện ô tô chỉ được chỉ đúng phần đường của mình, không lấn sang đường của xe máy khi phía trước có trướng ngại vật. Trong tất cả những người tham gia giao thông bằng ô tô, cháu xin lưu ý đến những chiếc xe biển xanh được "ưu tiên", hình như những người ngồi trên chiếc xe này có đều nghĩ rằng mình có rất nhiều quyền đặc ân mà người tham gia giao thông khác không có, nên họ tha hồ làm những gì mình muốn. Cháu đã gặp rất nhiều những chiếc ô tô biển xanh 31A lấn vạch vôi, cho dù là vạch vôi cứng, họ có thể dừng giữa đường để mua "quà biếu", để cho người ngồi sau xuống xe, dẫn đến ách tắc cả đoạn đường đó, họ không đi luôn mà còn làm ngơ coi như tôi có quyền được như vậy.


Thứ 3: Về việc tiền phạt, theo cháu tiền phạt ít hay nhiều thì người tham gia giao thông cũng vẫn vi phạm pháp luật, để rồi ý thức vẫn không thay đổi mà chuyện mãi lộ vẫn tung hoành xảy ra. Có 1 lần cháu đi qua ngã tư Liễu Giai - Kim Mã, hướng đi từ Liễu Giai về Cầu Giấy, ở đó đèn đỏ được phép rẻ phải, cháu đã đi đúng như vậy khi đèn đỏ, những vẫn bị chú cảnh sát ở đây tuýt còi và nói cháu vi phạm luật giao thông, cháu không biết đã phạm luật gì và hỏi. Chú nói đi mua bao thuốc lá về đây rồi sẽ nói, vì đang đi học muốn cho nhanh nên cháu đã đi mua thuốc về cho chú ấy,sau đó chú nói cháu phạm luật "rẽ phải mà không xinhan, cháu đã cảm ơn chú đã giải thích cho cháu và lần sau không tái phạm như thế nữa". Còn 1 ý trong này nữa cháu muốn hỏi là Cảnh sát cơ động đi tuần tra buổi tối có được phép bắt người tham gia giao thông đang đi trên đường dừng xe để kiểm tra giấy tờ không? Chuyện mãi lộ trong nội thành chủ yếu là Cảnh sát cơ động, họ hay áp sát người tham gia giao thông vào 1 chỗ tối "để kiểm tra giấy tờ" không hiểu mắt họ có đủ tinh để nhìn những giấy tờ này không. Chuyện họ "vi hành" để kiểm tra những xe kẹp 3, lượn lách đánh võng thì không nói làm gì, nhưng vấn đề ở đây là người tham gia gt đang đi trên đường, không vi phạm luật, nhiều khi các đôi thanh niên đang đi họ đều phóng lên áp họ vào ven đường "để kiểm tra giấy tờ".


Thứ 4: Vẫn đề mãi lộ trên các đường cao tốc: Đã mấy lần cháu đi xe khách đi từ HN lên các tỉnh phía Bắc, đã không ít lần nhà xe bị tuýt còi bởi những chú CSGT, để rồi khi lên xe anh lái xe thốt ra 1 câu "lại mất tiền với mấy thằng cá vàng" này. Tôi nhớ nhất lần đi lên Sơn La, anh lái xe đã 5 lần xuống mãi lộ cho CSGT vì những chuyện đi quá tốc độ, chở quá số người, chở gỗ lậu, xe cũ,...
Giải pháp: Việc bắn tốc độ trên các đường cao tốc, việc kiểm tra giấy tờ xe, số hành khách trên xe...là giải pháp đúng đắn. Nhưng theo cháu không nên để CSGT viết biên lai thu tiền phạt, kiểm tra giấy tờ, kiểm tra xe ngay tại nơi sai phạm. Mà ở những điểm mua vé đường bộ nên đặt 1 trụ sở thu phạt tại đây. Ở đây CSGT có thể chặn ngay được những chiếc xe phạm luật, và ở đây sẽ không thể xảy ra tình trạng mãi lỗi vì có trụ sở thu tiền phạt ngay tại chỗ.
Đây là 1 vài những bức xúc trong vấn đề giao thông mà cháu thấy. Chúng ta cần phải giải quyết ngay và dứt khoát đề việc ra ngoài đường không còn là nỗi ám ảnh của người dân nữa.


Thái Hoàng Phúc

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)