Tai nạn giao thông là những rủi ro liên quan đến tính mạng mà người tham gia giao thông gặp phải. Có rất nhiều, vô vàn nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Để giải quyết được bài toán này, chúng ta phải đặt nó lên trên bàn, dùng các phương pháp suy diễn, diễn giải logic để bóc tách từng vấn đề ra nhằm đưa tới những kết luận phù hợp với điều kiện thực tế của chúng ta hiện nay.
Tai nạn giao thông là những rủi ro liên quan đến tính mạng mà người tham gia giao thông gặp phải. Có rất nhiều, vô vàn nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Để giải quyết được bài toán này, chúng ta phải đặt nó lên trên bàn, dùng các phương pháp suy diễn, diễn giải logic để bóc tách từng vấn đề ra nhằm đưa tới những kết luận phù hợp với điều kiện thực tế của chúng ta hiện nay.
Trước hết, tôi rất hoan nghênh Bộ trưởng GTVT đã lập lên diễn đàn Hiến kế giảm thiểu tai nạn giao thông nhằm kêu gọi nhân dân hiến dâng kế sách cho nghành GTVT. Song, thiết nghĩ, một xã hội tiên tiến, phát triển là một xã hội đã có sự phân công hoá về lao động và sản xuất nhằm tạo ra tính chuyên môn, chuyên hoá trong lao động. Nói một cách đơn giản thì là: việc của ai người đó làm. Người nông dân không thể hiến dâng một kế sách hay để giảm thiểu tai nạn giao thông, họ chỉ có thể học và nhớ nội dung qui định về an toàn giao thông được đặt ra và qui định bởi những người đã có kiến thức học hành bài bản và có kinh nghiệm công tác trong nghành, và ngược lại, những người lãnh đạo giỏi chuyên môn trong nghành cũng rất khó có thể cầm cày để giúp nông dân cày ruộng. Vì vậy, mục đích của diễn đàn đó là sự lắng nghe ý kiến phản ánh, đóng góp của người dân về giảm thiểu tai nạn giao thông, nó thực chất là cách vi hành của các vị lãnh đạo trong thời đại internet. Còn về kế sách, nó sẽ được xây dựng dựa trên học thức chuyên nghành cùng ý kiến đóng góp của nhân dân.
Dựa trên quan điểm của mình, tôi xin chia các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như sau:
1. Cơ sở hạ tầng giao thông.
2. Hệ thống luật pháp qui định về an toàn giao thông bắt buộc đối với người tham gia giao thông.
3. Phương pháp xử phạt hành chính đối với người vi phạm luật an toàn giao thông (đặc biệt nhấn mạnh đến người làm luật).
4. Ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông của người dân.
Xét một cách tổng thể, chúng ta còn quá yếu kém trong cả 4 vấn đề nêu trên. Vì vậy, số lượng các vụ tai nạn giao thông tăng cao trong thời gian vừa qua cũng là một điều quá dễ hiểu.
Vậy, chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông?
1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông? Đây không phải là việc làm một sớm, một chiều vì điều này liên quan đến năng lực kinh tế, tốc độ và chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Tôi xin có ý kiến ở đây là: chúng ta nên áp dụng mô hình hạ tầng cơ sở giao thông của các nước tiến (cụ thể là những nước nào, chắc các bác trên Bộ cũng biết), đừng phải tự nghĩ, tự mò mẫm rồi lại đập đi, làm lại, chắp vá...tốn tiền của của nhân dân, nhà nước. Chúng ta nên làm chậm nhưng chắc.
2. Hệ thống luật pháp về an toàn giao thông? Tôi xin các bác 8 chữ: đầy đủ, gắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
3. Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông? Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong kế sách giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay. Vậy chúng ta phải làm như thế nào? phương cách làm ra sao để đánh thức, bật thức, thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng. Và khi mặt nhận thức đã tăng cao thì phương pháp xử phạt những người vi phạm giao thông (đặc biệt là những người làm luật) cũng sẽ được giải quyết.
Đó là những nét sơ bộ để giải bài toán giảm thiểu tai nạn giao thông.