Tăng cường công tác vận tải và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt phục vụ kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Thứ tư, 20/08/2014 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Ngày 18/8, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã ký ban hành Văn bản số 10132/BGTVT-VT gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Quản lý đường bộ I, II, III, IV; các Sở Giao thông vận tải; các Tổng công ty vận tải về việc tăng cường công tác vận tải và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt phục vụ kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9.

Ngày 18/8, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã ký ban hành Văn bản số 10132/BGTVT-VT gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Quản lý đường bộ I, II, III, IV; các Sở Giao thông vận tải; các Tổng công ty vận tải về việc tăng cường công tác vận tải và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt phục vụ kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9.

Để đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Lễ kỷ niệm 69 năm Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2014) và Lễ khai giảng năm học 2014-2015, đồng thời tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành GTVT, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đôn đốc, chỉ đạo hoặc thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Công tác đôn đốc, chỉ đạo thực hiện: Bộ GTVT yêu cầu thành lập bộ phận chuyên trách, thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, phối hợp giữa các lực lượng vận tải, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, bến tàu, nhà ga, bến xe, quản lý người điều khiển phương tiện nhằm bảo đảm kịp thời giải quyết hoặc tham mưu để xử lý các tình huống phát sinh.

2. Công tác bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận tải trong đợt cao điểm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông:

Xây dựng kế hoạch vận tải đảm bảo đáp ứng kịp thời khi nhu cầu vận tải phát sinh tăng cao, đặc biệt tại các đầu mối giao thông, bảo đảm giải tỏa hành khách và hạn chế tối thiểu ùn tắc giao thông. Tập trung chủ yếu: Kế hoạch bố trí phương tiện; kế hoạch tăng cường, bổ sung hoặc điều chuyển phương tiện khi có nhu cầu, bố trí lái tàu, lái xe, phi công, nhân viên phục vụ; kế hoạch kiểm tra các điều kiện an toàn vận tải. Bảo đảm cho cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên đi lại được thuận tiện, an toàn;

Chỉnh trang bến tàu, bến xe, cảng hàng không, hệ thống thông tin để hành khách chủ động trong việc lựa chọn chuyến đi; triển khai các hình thức bán vé, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé đồng thời có biện pháp chống việc đầu cơ, buôn bán vé gây mất trật tự xã hội;

Quán triệt các đơn vị vận tải, các bến tàu, nhà ga thực hiện nghiêm các quy định trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa; nghiêm cấm việc vận chuyển các loại hàng hóa bị cấm.

3. Công tác quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện

Tuyên truyền, giáo dục đội ngũ lái xe, lái tàu, nhân viên phục vụ về ý thức chấp hành quy định pháp luật trật tự an toàn giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với đội ngũ lái xe, lái tàu, nhân viên phục vụ; đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát về hành trình, giám sát tốc độ vận hành của phương tiện, không để tình trạng chạy quá tốc độ quy định gây mất an toàn đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông;

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phương tiện, không sử dụng các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật để khai thác;

Tăng cường kiểm tra an toàn tại các bến thủy nội địa, an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa. Đặc biệt chú trọng đối với các tuyến vận tải hành khách bằng phương tiện thủy cao tốc khu vực các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Quảng Ninh.

4. Công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông:

Kiểm tra, rà soát chấn chỉnh điều kiện đảm bảo an toàn giao thông tại các nút giao thông, các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, các tuyến đường xung quanh khu vực trường học, các vị trí tiềm ẩn mất an toàn giao thông và có biện pháp cảnh báo hoặc khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố;

Các đơn vị thi công cần chủ động xây dựng phương án tổ chức giao thông, hoàn trả mặt đường, bảo đảm phương tiện lưu thông an toàn, không gây ùn tắc giao thông do việc thi công các công trình; đồng thời yêu cầu lái xe, chủ xe chở đúng trọng tải cho phép theo quy định.

5. Thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường, chống tăng giá cước trong hoạt động vận tải:

Các đơn vị phải chấp hành nghiêm quy định về quản lý giá cước vận tải; các Sở GTVT phối hợp Sở Tài chính, Cục Thuế kiểm tra việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá cước trên phương tiện và thu giá cước theo đúng quy định, tránh các trường hợp lợi dụng lượng hành khách tăng để tăng giá ở mức cao, ép khách.

6. Công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm:

Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng: công an, quản lý thị trường, kiểm lâm, kiểm dịch động thực vật, kiểm dịch y tế bảo đảm giữ gìn trật tự, an ninh trong hoạt động vận tải tại khu vực bến tàu, bến xe, cảng hàng không, khu vực xung quanh trường học; bảo đảm an ninh, trật tự trên phương tiện trọng quá trình hoạt động.

Lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát giao thông và các lực lượng tham gia bảo đảm giao thông, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; chỉ dẫn phân luồng giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông.

7. Công bố số điện thoại đường dây nóng rộng rãi gồm 0903232654, 0989088719, 0912379753 và địa chỉ hòm thư điện tử vuvantai@mt.gov.vn để tiếp nhận và giải quyết thông tin phản ánh về hoạt động vận tải, tình hình trật tự an toàn giao thông.

8. Báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân (thông qua Vụ Vận tải) trước ngày 10/9/2014.

Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai, thực hiện.

VH

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)