Hà Tĩnh: Triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT

Thứ sáu, 15/03/2013 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Năm 2012, Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong công tác đảm bảo trật tự ATGT. Thế nhưng, 2 tháng đầu 2013, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn diễn biến hết sức phức tạp. Tai nạn giao thông tăng cao cả 3 tiêu chí, làm chết nhiều người, trong đó có nhiều vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng đã xảy ra...
Năm 2012, Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong công tác đảm bảo trật tự ATGT. Thế nhưng, 2 tháng đầu 2013, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn diễn biến hết sức phức tạp. Tai nạn giao thông tăng cao cả 3 tiêu chí, làm chết nhiều người, trong đó có nhiều vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng đã xảy ra...

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, hai tháng đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh xảy ra 58 vụ TNGT, làm chết 41 người, bị thương 48 người (trong đó 35 vụ nghiêm trọng làm chết 41 người), tăng 8 vụ (+16%), tăng 15 người chết (+57%), tăng 13 người bị thương (+37%) so với cùng kỳ năm 2012. Các địa phương Can Lộc, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Khê, Lộc Hà có tai nạn giao thông tăng cả 3 tiêu. Thành phố Hà Tĩnh và huyện Hương Sơn là hai địa phương có số người chết và người bị thương gi tăng so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, tỷ lệ vi phạm gia thông ở nông thôn tăng đột biến (11 vụ làm chết 12 người, tăng 6 vụ, tăng 7 người chết so với cùng kỳ năm 2012), cho thấy những diễn biến vi phạm an toàn giao thông ở những nơi thiếu vắng lực lượng chức năng đang ở mức đáng báo động.

Theo Thượng tá Võ Trọng Hùng - Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh, nguyên nhân chủ yếu khiến TNGT tăng đột biến là do người tham gia giao thông vi phạm các quy định về đảm bảo ATGT như: phóng nhanh vượt ẩu, đi sai phần đường, uống rượu bia điều khiển xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, xe mô tô chở 3, chở 4 người... Trong khi đó cơ quan chức năng không đủ số lực lượng và phương tiện để tuần tra khép kín địa bàn và thời gian.

Phó Ban ATGT tỉnh Lương Phan Kỳ cho rằng, trong 2 tháng đầu năm 2013 bao gồm cả dịp nghỉ Tết Nguyên Đán và Lễ hội xuân, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến do đó gây mất ATGT, gia tăng tai nạn giao thông (hai tháng đầu năm 2013 xẩy ra 58 vụ làm chết 41 người nhưng chỉ trong 15 ngày trước trong và sau Tết đã xẩy ra 25 vụ làm chết 16 người). Ý thức chấp hành pháp luật ATGT dịp Tết của một bộ phận người tham gia giao thông kém. Tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, nhất là đối tượng thanh niên; đây là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong, chấn thương sọ não khi xẩy ra tai nạn giao thông, do đó số người chết gia tăng.

Thời gian qua, mặc dù các địa phương, đơn vị trên địa bàn đã triển khai thực hiện các quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh về việc thực hiện các biện pháp kiềm chế, giảm thiểu TNGT như: ra quân tuyên truyền pháp luật ATGT, tổ chức ký cam kết không vi phạm TTATGT, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đưa kết quả đảm bảo ATGT vào các tiêu chí thi đua gắn trách nhiệm của người đứng đầu... Chúng ta không phủ nhận những hiệu ứng tích cực từ việc triển khai đồng loạt các giải pháp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa duy trì được sự quyết liệt, đồng bộ và liên tục nên chưa đạt được hiệu quả bền vững mà chúng ta đang hướng đến. Còn nhớ tại một cuộc họp tổng kết công tác đảm bảo TT-ATGT trong năm vừa qua, Trưởng Ban ATGT tỉnh đã thẳng thắn phế bình một số đơn vị thực hiện các biện pháp kiềm chế TNGT một cách chiếu lệ, theo phong trào. Nhất là việc thực hiện ký cam kết không vi phạm TTATGT của các tầng lớp nhân dân.

Để đạt được mục tiêu giảm 7%-10% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trong năm 2013, thời gian tới chúng ta cần huy động tối đa lực lượng, phương tiện và trang thiết bị tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự ATGT, nhất là các lỗi vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn. Tập trung kiểm tra và xử phạt đối tượng lái xe khách, xe mô tô vi phạm trên tuyến Quốc lộ1A, Quốc lộ 8A và đường Hồ Chí Minh.

Đặc biệt tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng Công an xã, phường với Cảnh sát giao thông, Công an huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường liên thôn, liên xã, nội thị. Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm và kịp thời các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng để tăng cường tính răn đe, giáo dục, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông.

Đồng thời, cần đổi mới về nội dụng, cách thức, hình thức tuyên truyền, đưa công tác tuyên truyền giáo dục ATGT đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Tập trung tuyên truyền các chủ đề cảnh báo nguy cơ và hậu quả tai nạn giao thông, các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông và hạn chế nguy cơ tử vong do tai nạn giao thông. Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức ký cam kết không vi phạm trật tự ATGT đối với các cán bộ, chiến sỹ, học sinh sinh viên, hội viên, các hộ gia đình và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

Nguồn: Báo Hà Tĩnh

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)