Tại những TP lớn này lẽ ra phải chú ý phát triển mục tiêu trọng tâm là TP VĂN HOÁ,THƯƠNG MẠI TÀI CHÍNH chứ không phát triển về SẢN XUẤT. Nhưng quí vị lại ra sức kêu gọi đầu tư các khu công nghiệp. khu công nghệ cao….xung quanh vùng ven TP ( vì nghĩ giá đất rẻ, thu được nhiều ngân sách…)...
HÀ MINH TOÀN , Quận 9, TP Hồ Chí Minh.
Email : minhtoan2575@yahoo.com.vn
Tôi là công dân sống tại TP Hồ Chí Minh, quá chán nản về vấn đề ANTG trong cả nước và TP HCM nói riêng. Nay tôi viết bản tham luận bàn về vấn đề ANGT rất mong quí vị đọc và tham khảo.
Tôi sẽ trình bài vấn đề nay theo 2 mức đó là về mặt CHIẾN LƯỢC ( VĨ MÔ ) và CHIẾN THUẬT ( VI MÔ )
- VỀ MẶT CHIẾN LƯỢC ( VĨ MÔ ):
Tôi xin được nói thẳng, quí vị hết sức sai lầm trong việc định hướng phát triển ở các thành phố lớn. Tôi xin nói ví dụ điển hình là TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội.
Tại những TP lớn này lẽ ra phải chú ý phát triển mục tiêu trọng tâm là TP VĂN HOÁ,THƯƠNG MẠI TÀI CHÍNH chứ không phát triển về SẢN XUẤT. Nhưng quí vị lại ra sức kêu gọi đầu tư các khu công nghiệp. khu công nghệ cao….xung quanh vùng ven TP ( vì nghĩ giá đất rẻ, thu được nhiều ngân sách…) chứ không phát triển ở các tỉnh chiến lược liền kề. Hậu quả người dân các nơi ( từ nông thôn ) đổ về nơi này dẩn đến gia tăng dân số, ô nhiểm môi trường, mất ANTT, giá bất động sản tăng vọt dẩn đến khi xây dựng cơ sỡ hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn vì giá cả tăng vọt, rất khó mở rộng TP.( cách giải quyết vấn đề của quí vị như hiện nay chỉ đi vào cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, nói ví von là “ Đau đâu chữa đó “ ) Cách làm trên càng làm tăng mức độ chênh lệch giữa thành thị và nông thôn càng lớn.
Cách khắc phục : Hãy dừng lại sự phát triển Khu Công Nghiệp, Khu Công nghệ cao trước khi tình hình càng tồi tệ hơn. Hãy dần chuyển đổi chúng về các tỉnh và biến nó thành khu dân cư, trung tân tài chính, văn hóa, giải trí dịch vụ.
- VỀ MẶT CHIẾN THUẬT ( VĨ MÔ ):
Về vấn đề này có lẽ tôi sẽ không bàn nhiều, vì có quá nhiều ý kiến. Tôi chỉ nêu điển hình một số điểm:
- Vấn đề “Đội nón bảo hiểm ở tất cả tuyến đường “. Ta không thể áp dụng “ rập khuôn, máy móc “ của nước ngoài mà đem áp dụng cho nước ta. Đường xá của họ tốt, chủ yếu là xe hơi, xe di chuyển ở tốc độ cao, xe gắn máy rất ít. Quí vị thữ nghĩ xem, một người dân bình thường khi đi ra chợ khoảng vài trăm mét cũng đội nón ? trẻ con cũng đội ?.... Đường trong TP luôn kẹt xe, quá tải, xe gắn máy chỉ có thể chạy ở tốc độ từ 10 -> 20 km/h củng phải đội nón bảo hiểm ???? Quí vị có nghĩ đến vấn đề khi người nưới ngoài nhìn vào VIỆT NAM thì sẽ nghĩ sao ( Trên Thế Giới chắc có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới có nền văn hoá NÓN BẢO HIỂM ). Bản thân tôi cũng đã từng nhiều lần nhìn thấy nhân viên Cảnh sát không đội nón bảo hiểm khi đi trên đường quốc lộ, thậm chí vi phạm luật giao thông như chở 3, vượt đèn đỏ, lấn tuyến…nhưng Cảnh sát GT không thổi phạt vì nghĩ là cùng nghành ( hay là khi bị xảy ra tai nạn là Cảnh Sát chắc không chết ??? ), nhưng người dân thì bị phạt ???
- Giải Pháp hành chính: Phải xây dựng, thực hiện bằng hành động cụ thể chứ không bằng lời nói hoặc khẩu hiện “ SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT “.đừng để người dân nghĩ rằng “ Luật chỉ áp dụng đối với dân, chứ không áp dụng đối với quan “. Trước tiên phải áp dụng nghiêm đối với cơ quan hành pháp ( Cảnh sát ,Thanh tra Giao Thông,…). Nhân viên công quyền ( CSGT, TTGT ) khi thực hiên nhiệm vụ cho dù đi môtô, ôtô cũng đều phải đội nón bảo hiểm, tác phong đúng điều lệnh, có như vậy mới thể hiện cái “uy “ , tránh tham nhũng, hối lộ. Cảnh sát ( nhân viên công quyền nói chung ) khi vi phạm luật ngoài việc bị xữ lý hành chính, phải bị buộc kiểm điểm trước đơn vị, hạ 1 cấp quân hàm ( biết luật mà phạm luật, là bộ phận hành pháp buộc phải tăng nặng tính chất ) có như vậy mới thể hiện tính “nghiêm”, Ngành GTVT khi làm cơ sở hạ tầng đường xá để xãy ra tai nạn cho người dân buộc phải bồi thường về vật chất cũng như tinh thần như vậy mới thể hiện chữ “ tâm”, “ công bằng “, “ trách nhiệm “. Biện pháp này gọi là “ Chém tướng để răn đe toàn quân “. Người dân khi vi phạm, phải áp dụng đúng luật không có tính xí xóa, cho qua. Nên nâng mức phạt ví dụ : Lấn vào vạch dừng xe hoặc vượt đèn đỏ phạt từ : 500.000 -> 1 triệu đồng đối với lần thứ 1, nếu vi phạm lần 2 thì tịch thu bằng lái xe ( ghi nhớ theo phương pháp đánh dấu bằng lái xe ) h ọ sẽ được học lại luật từ đầu như vậy mới nhớ luật GT.Có như vậy thì người dân “ tâm phục, khẩu phục “ nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp.( Ta nên tạo cho người dân có ý thức sợ luật pháp, chứ không phải sợ Cảnh sát ).
- Giải pháp kỹ thuật : Tôi chỉ nêu 1 ví dụ điển hình nhất việc kẹt xe là thường ở các giao lộ ( ngả 3, ngả 4…). Lý do chính là người dân nóng vội, hay chen lấn, tranh thủ đèn vàng để vượt giao lộ -> dể dẩn đến kẹt xe. Để giải quyết vấn đề này có giải pháp như sau (ít tốn kém chi phí ). Tôi ví dụ là giao lộ ngã tư có 2 hướng A và B.
1. Hướng A đèn xanh, hướng B đèn đỏ
2. Hướng A đèn vàng, hướng B đèn đỏ
3. Hướng A đèn đỏ, hướng B đèn đỏ ( ta làm trể thời gian “delay” khoảng từ 3 đến 4 giây ( hoặc thời gian dài hơn tuỳ theo độ rộng giao lộ, mật độ xe ) Mục đích nhằm giải phóng toàn bộ số xe vẫn còn giữa giao lộ, giúp đường thông thoáng tránh ùng tắc ).
4. Hướng A đèn đỏ, hướng B đèn xanh.
Khi thực hiện giải pháp này, tôi nghĩ rằng sẽ giải quyết tốt vấn đề kẹt xe tại các giao lộ với chi phí thấp nhất. ( lưu ý thực hiện nghiêm việc dừng đúng vạch,tuân thủ đúng tính hiệu đèn )
Đây là những giải pháp về ATGT rất mong quí vị tham khảo, Lưu ý: đây là ý tưởng của tôi, nếu quí vị đem ra áp dụng thực tế xin vui lòng gởi cho tôi chi phí 1% trên tổng số chi phí quí vị chi ra cho việc khắc phục ANGT ( tiền của Chính Phủ phải trả khi đưa vào sữ dụng các sáng kiến của người dân )