Hiệu quả từ mô hình mẫu kiềm chế tai nạn giao thông

Thứ sáu, 20/06/2014 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Dự án tăng cường an toàn giao thông (ATGT) trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT), hạn chế những thiệt hại về người do TNGT gây ra đã được Bộ GTVT đánh giá là mô hình mẫu để kiềm chế TNGT. Cụ thể dự án đã nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật về ATGT, và kết quả ban đầu rất khả quan khi có những tuyến đường đã giảm đến 80% số vụ TNGT so với trước.

Dự án tăng cường an toàn giao thông (ATGT) trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT), hạn chế những thiệt hại về người do TNGT gây ra đã được Bộ GTVT đánh giá là mô hình mẫu để kiềm chế TNGT. Cụ thể dự án đã nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật về ATGT, và kết quả ban đầu rất khả quan khi có những tuyến đường đã giảm đến 80% số vụ TNGT so với trước.

Xoá điểm đen TNGT

Theo Ban quản lý dự án ATGT thuộc Bộ GTVT, đại diện chủ đầu tư của Dự án: Dự án tăng cường ATGT trên các quốc lộ phía Bắc do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổng vốn lên đến 1.300 tỉ đồng nhằm giảm thiểu TNGT, hạn chế những thiệt hại về người do TNGT gây ra, góp phần cải thiện môi trường trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc.

Dự án được triển khai từ cuối năm 2009 trên phạm vi 4 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 450km thuộc các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh và Bắc Ninh với 4 hợp phần bao gồm hợp phần kỹ thuật, hợp phần nâng cao nhận thức, hợp phần giáo dục và hợp phần cưỡng chế”. Trong đó, mỗi hợp phần được giao cho một Ban QLDA chuyên trách thực hiện. Ban QLDA ATGT phụ trách hợp phần kỹ thuật và hợp phần nâng cao nhận thức; ban QLDA Bộ GDĐT thực hiện nhiệm vụ của hợp phần giáo dục và Ban QLDA C67 phụ trách hợp phần cưỡng chế.

Tại Hợp phần kỹ thuật, Dự án đã tiến hành nâng cấp QL3 (Hà Nội – Thái Nguyên) với chiều dài 19,5km; xây dựng cầu vượt cho người đi bộ, người đi xe máy trên QL5 (Hà Nội - Hải Phòng), QL18 (Bắc Ninh - Quảng Ninh) đã cải tạo 71 nút giao lớn nhỏ và xây dựng 97 điểm dừng xe buýt, xe khách. Bên cạnh đó, các điểm đen giao thông cũng được xử lý triệt để như có các biện pháp ATGT cho đoạn đường cong, lắp đặt dải phân cách giữa, chiếu sáng, mở rộng cầu, làn đường cho môtô xe máy, xe đạp...

Theo đánh giá của Liên danh tư vấn OC-Consia hợp phần kỹ thuật đã được thực hiện đúng tiến độ, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng hạ tầng công trình giao thông đường bộ giảm thiểu nguy cơ TNGT. “Các tuyến đường trong phạm vi dự án như QL5, QL18 đã giảm được 60% số vụ TNGT, đáng lưu ý đoạn nâng cấp cải tạo QL3 thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên đã góp phần giảm đến 80% số vụ TNGT”, ông Long nhấn mạnh.

Thay đổi nhận thức để biến đổi hành vi

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT  Nguyễn Hồng Trường: Điểm khác biệt của dự án tăng cường năng lực ATGT trên các tuyến quốc lộ phía bắc là sự triển khai đồng bộ của các “hợp phần mềm” bên cạnh giải pháp kỹ thuật. Với mục tiêu thay đổi được nhận thức của cán bộ địa phương, người dân tham gia sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ dẫn đến thay đổi hành vi, các hợp phần mềm được hướng đến các đối tượng là cán bộ các địa phương, các khu công nghiệp, trường học trên địa bàn các địa phương thuộc phạm vi dự án.

Cụ thể OC-Consia đã có gần 1.000 tuyên truyền viên cấp xã được đào tạo, tập huấn về ATGT, phát tài liệu, trang thiết bị giảng dạy về ATGT đến 95 trường THPT và 284 trường THCS.

Sau 4 năm triển khai đến nay Dự án đã góp phần nâng cao kiến thức, ý thức và kỹ năng cho người tham gia giao thông khiến TNGT giảm, tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí vận hành. Đặc biệt trên 80% người dân nắm được quy tắc giao thông đường bộ cơ bản, 85% có ý thức và nhận thức về ATGT và 87% có ý thức về văn hóa giao thông. Đánh giá về công năng của Dự án, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định: Dự án đã tạo ra được mô hình hiệu quả khi kết hợp cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ với việc nâng cao ý thức cho người dân.

Thông qua kinh nghiệm của JICA các hợp phần được thực hiện chuyên nghiệp, bài bản, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Thực tế, các cầu vượt, điểm dừng đỗ đón khách và xử lý điểm đem trên QL5, QL18 đã cho thấy điều đó. Thứ trưởng Bộ GTVT đề nghị các địa phương cần dự án ATGT theo mô hình kể trên và chủ động tìm kiếm nguồn vốn để thực hiện.

Nguồn: Báo Lao Động
 

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)