Hàng ngày khi xem mục an toàn giao thông của đài phát thanh, đài truyền hình của trung ương hay các địa phương, khán thính giả đều được nghe, được biết hôm nay có bao nhiêu vụ vi phạm, bao nhiêu vụ tai nạn, công an đã lập biên bản, xử lý bao nhiêu xe, thu phạt hàng chục, hàng trăm triệu đồng… Cảnh báo nhiều như vậy, nhưng xem ra tai nạn giao thông vẫn không giảm.
Theo thống kê chưa đầy đủ, cứ 3 ngày trên cả nước xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; bình quân mỗi ngày cả nước có 33 người chết và hàng chục người bị thương vì tai nạn giao thông...
Đó là chưa kể những vụ tai nạn giao thông xẩy ra nhưng do tự “giải quyết”, không cần công an can thiệp nên không được thông báo trên các phương tiện thông tin.
Hàng ngày khi xem mục an toàn giao thông của đài phát thanh, đài truyền hình của trung ương hay các địa phương, khán thính giả đều được nghe, được biết hôm nay có bao nhiêu vụ vi phạm, bao nhiêu vụ tai nạn, công an đã lập biên bản, xử lý bao nhiêu xe, thu phạt hàng chục, hàng trăm triệu đồng… Cảnh báo nhiều như vậy, nhưng xem ra tai nạn giao thông vẫn không giảm.
Người tham gia giao thông thì ý thức chấp hành kém, thường xuyên chạy nhanh, vượt ẩu. Chủ phương tiện thì muốn có nhiều khách để thu được lợi nhuận cao hơn, vận tài hành khách đường dài phải có ít nhất 2-3 lái xe, thì thay vào đó chỉ thuê ít người hơn để đỡ phải trả tiền công cao.
Trong khi vận hành xe đáng lẽ ra phải chạy xe theo quy định cho phép, thì nơi nào có công an "bắn tốc độ" mới xếp hàng rồng rắn nối đuôi nhau. Ra khỏi vòng lại chạy phi mã bất chấp đường xấu, đường chật, nhiều phương tiện tham gia. Cảnh sát giao thông thì thường "núp" đâu đó "bắn tốc độ", phạt rồi cho đi tiếp...
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra do xe máy vượt ẩu
Để hạn chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, theo chúng tôi, những điều cần cân nhắc đó là:
Thứ nhất: Ngành chức năng cần kiểm tra lại đội ngũ lái xe hiện nay, bởi có không ít lái xe nghiện ma tuý, khi đói thuốc khó lòng làm chủ tay lái. Nên chăng cần tổ chức xét nghiệm máu hay nước tiểu để phát hiện và loại khỏi đội hình những con nghiện cầm tay lái. Làm được điều này sẽ được xã hội ủng hộ, tính mạng của hành khách không còn bị giao phó cho con nghiện, gia đình cũng phấn khởi vì nhờ xã hội kiểm tra, nhắc nhở con em mình tránh xa ma túy khi cầm tay lái.
Thứ hai: Cần quy định lái xe đường dài phải đăng ký ít nhất 2-3 lái xe (chưa kể chủ xe) để thay nhau lái trên đường. Tránh tình trạng lái xe phải làm việc quá tải, chạy cả ngày thậm chí cả đêm ít được ngủ nên ngủ gật, dễ mất tay lái, gây tai nạn.
Thứ ba: Thay cho việc cảnh sát "núp bắn tốc độ", trên các đoạn đường nguy hiểm ngoài việc làm các biển báo hiệu, nên làm gờ giảm tốc độ, để hạn chế lái xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn.
Bên cạnh những việc cần làm ngaynêu trên, thì vấn đề tuyên truyền nhận thức về an toàn giao thông cho tất cả mọi người dân là một việc làm không thể thiếu và cần liên tục, bởi ý thức chấp hành giao thông của dân ta hiện nay rất kém. Hiện tượng “đường ta, ta cứ đi” hay khi tai nạn xảy ra thì cái "luật bất thành văn": xe to đền cho xe nhỏ, người có phương tiện đền cho người đi bộ.... đã làm cho luật giao thông nhiều khi không còn hiệu lực, người đúng chưa chắc đã được bảo vệ. cần phải xác định rõ ai sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật!
Tai nạn giao thông đang xảy ra cả ngày lẫn đêm, vụ sau nghiêm trọng hơn vụ trước, làm cho bao gia đình tan nát, khổ đau, hàng tỷ tỷ đồng lẽ ra để đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế hay nâng cao sức khỏe, thì lại phải chi cho những cái không ai muốn, nhưng bắt buộc phải… chi. Vấn nạn đã quá nhức nhối!!
Ngọc Anh Trung (Theo dantri)