Rowsell - một phi công Úc đang chuẩn bị một chuyến bay 10.500 dặm (16.900km) từ Sydney (Úc) đến London (Anh) bằng loại nhiên liệu đặc biệt mà từ trước tới giờ chưa từng được dùng trong ngành hàng không. Đây là loại nhiên liệu được sản xuất hoàn toàn từ chất thải nhựa.
Rowsell - một phi công Úc đang chuẩn bị một chuyến bay 10.500 dặm (16.900km) từ Sydney (Úc) đến London (Anh) bằng loại nhiên liệu đặc biệt mà từ trước tới giờ chưa từng được dùng trong ngành hàng không. Đây là loại nhiên liệu được sản xuất hoàn toàn từ chất thải nhựa.
Chuyến bay của Rowsell sẽ được trang bị năm tấn nhựa phế thải thu thập từ các bãi rác. Lượng chất nhựa phế thải này đã được chế biến bằng một kỹ thuật hiện đại để biến thành xăng. Loại nhiên liệu chế biến từ "phế thải của cuộc sống" bao gồm cả chất thải gia dụng như nilon, bao bì...
Phi công 41 tuổi này sẽ rời Sydney vào tháng Bảy tới và bay qua châu Á, Trung Đông và dừng chân ở châu Âu. Rowsell hy vọng đến London vào sáu ngày sau đó với chiếc Cessna 172 có vận tốc khoảng 1.500 dặm một ngày.
Để làm điều này, Rowsell sẽ phải bay liên tục 15 giờ liền. Anh cũng phải bay ở độ cao từ 5.000 ft (1524km) - thấp hơn nhiều so với các máy bay thương mại với độ cao lên đến 40.000 ft (12.192 km) trên các chuyến bay đường dài.
Rowsell sẽ một mình lái chiếc Cessna 172 bay 10.500 dặm bằng nhiên liệu từ nhựa phế thải.
Nhựa sẽ được thu thập từ các quốc gia, trong đó Rowsell dự kiến sẽ dừng lại trên đường và vận chuyển tới công ty tái chế chất thải Cynar ở Dublin (Ireland) để chế biến nhiên liệu. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật gần đây giúp ích rất nhiều cho việc chưng cất nhựa và biến chúng thành nhiên liệu bằng cách một quá trình nhiệt phân không gây ô nhiễm không khí. Công ty Cynar cho biết nhiên liệu diesel được chế biến từ chất thải nhựa sạch hơn và có chi phí sản xuất thấp hơn nhiên liệu bình thường.
Rowsell là một người có sở thích mạo hiểm. Anh quyết định thực hiện chuyến bay này để nâng cao nhận thức với công nghệ mới có ưu điểm thân thiện với môi trường, đồng thời cắt giảm lượng chất thải nhựa lớn trên khắp thế giới. "Tôi nhìn thấy cơ hội để phối hợp giữa sở thích mạo hiểm của tôi và việc thử nghiệm những khoa học kỹ thuật hiện đại. Hàng không là lĩnh vực dẫn đầu công nghệ trong nhiều trường hợp, tại sao không làm điều đó một lần nữa với nhiên liệu này? Nếu kế hoạch này thành công, nó sẽ giải quyết được một số vấn đề lớn về môi trường cùng một lúc", Rowsell cho biết.
Tuy nhiên, chuyến bay của Rowsell không phải là không có những thách thức. Rowsell sẽ phải điều khiển một chiếc máy bay không được thiết kế cho quãng đường dài như vậy. Chuyến bay của Rowsell dự định dừng lại tại 16 địa điểm để nhập nhiên liệu. Rowsell sẽ phải vượt qua một số ngọn núi ở độ cao nguy hiểm và thời tiết cũng là một yếu tố rất khó dự đoán.
Rowsell cũng lo ngại về mối nguy hiểm khác, khác thường hơn: "Khi bạn bay thấp như tôi, bạn có thể nằm trong tầm ngắm của các lực lượng an ninh và bạn không thể lập kế hoạch cho bị bắn rơi giữa không khí. Tôi đã tránh bay qua Syria - đất nước đang có chiến tranh nhưng thực sự vấn đề này cũng rất đáng lo ngại".