Bảo vệ môi trường trong ngành GTVT - Vấn đề cấp thiết

Thứ năm, 17/06/2010 08:42
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí tại các đô thị Việt Nam do hoạt động đô thị gây ra chiếm tỷ lệ 70%. Xét các nguồn thải gây ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc, ước tính cho thấy hoạt động giao thông “đóng góp” tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng khí VOCs.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí tại các đô thị Việt Nam do hoạt động đô thị gây ra chiếm tỷ lệ 70%. Xét các nguồn thải gây ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc, ước tính cho thấy hoạt động giao thông “đóng góp” tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng khí VOCs.
Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải
Hiện nay, tại Việt Nam, phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải là nguồn lây nhiễm không khí lớn nhất ở đô thị, chủ yếu gây ra ô nhiễm các loại khí độc hại như CO, Nox, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen và bụi PM2,5.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí tại các đô thị Việt Nam do hoạt động đô thị gây ra chiếm tỷ lệ 70%. Xét các nguồn thải gây ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc, ước tính cho thấy hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng khí VOCs.
Cũng theo nhiều chuyên gia y tế, khí VOCs (volatile organic compounds = VOCs) là những độc tố gây hại cho hệ thần kinh trung ương và ngoại vi: các tác hại trên thần kinh trung ương gồm giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, giảm khả năng phối hợp các động tác giữa mắt và tay, giữa mắt và chân, khả năng giữ thăng bằng.
VOCs có thể gây hư hại thận gây những vấn đề về miễn nhiễm kể cả gia tăng tỷ lệ ung thư. Chúng được xem là có thể gây hiếm muộn, làm giảm lượng tinh trùng và gây gia tăng các trường hợp dị dạng cho bào thai. Ngoài ra VOCs cũng liên hệ đến các hư hại về máu huyết, gây tăng các tỷ lệ tử vong vì bệnh tim-mạch. Tỷ lệ VOCs trong không khí làm gia tăng các trường hợp suyễn và sưng phổi kinh niên, nhất là ở trẻ em.
Khắc phục tích cực tình trạng ô nhiễm môi trường
Để góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động GTVT, Bộ GTVT đã có nhiều các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường đô thị và vùng ven đô thị như việc ban hành các văn bản Quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện cơ giới đường bộ; Kiểm tra khí thải xe cơ giới đã qua sử dụng nhập khẩu từ ngày 01/07/2006; Kiểm tra khí thải xe cơ giới sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới theo tiêu chuẩn Euro 2 từ ngày 01/07/2007.
Bộ GTVT cũng đã triển khai thực hiện 03 dự án trong Khung kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị - Chương trình số 23 trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Bộ GTVT mà trực tiếp là Vụ Môi trường cũng đang xây dựng Đề án kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn.
Trong thời gian tới, Bộ GTVT tập trung chỉ đạo triển khai nhiều nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Cụ thể là thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Năm 2009, Bộ đã tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo ĐTM và CKBVMT của 05 dự án xây dựng HTGT ở cả 3 miền. Từ đầu năm 2009 đến nay, Bộ GTVT cũng đã thẩm định, phê duyệt 21 báo cáo ĐTM theo thẩm quyền. Trong đó có 16 dự án đường bộ, 03 dự án hàng hải, 01 dự án đường sắt và 01 dự án của ngành Hàng không.
Công tác ứng dụng KHCN nhằm bảo vệ môi trường cũng được đẩy mạnh. Trong năm 2009, Bộ đã xây dựng kế hoạch và phân bổ, thực hiện từ nguồn ngân sách 13 nhiệm vụ, dự án, đề án BVMT; 07 dự án, đề án về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đến nay đã tổ chức nghiệm thu và đưa vào sử dụng sản phẩm của 24 nhiệm vụ, đề án, dự án nêu trên trong tất cả các lĩnh vực.
Năm 2010 Bộ cũng đã xây dựng và triển khai mới được 15 đề án, dự án BVMT cấp Bộ, 14 nhiệm vụ bảo vệ môi trường; 05 dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; khởi động 07 đề án, dự án ứng phó biến đổi khí hậu... Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cũng được quan tâm và hoạt động có hiệu quả. Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu cũng được quan tâm đúng mức...
Công tác BVMT đang là công việc cấp thiết của mọi ngành mọi cấp. Ngành GTVT không đứng ngoài cuộc. Công tác BVMT của ngành GTVT đang được hoàn thiện hơn theo phương châm lấy phòng ngừa hạn chế là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo vệ thiên nhiên; sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhiên liệu xăng, diesel...
Theo báo GTVT

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)