Ô nhiễm không khí ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng ngày càng trầm trọng. Các chuyên gia cho rằng, việc gia tăng xe máy, ô tô tạo ra mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng và than tổ ong - tác nhân gây ô nhiễm môi trường sống ở Thủ đô.
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng ngày càng trầm trọng. Các chuyên gia cho rằng, việc gia tăng xe máy, ô tô tạo ra mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng và than tổ ong - tác nhân gây ô nhiễm môi trường sống ở Thủ đô.
Theo báo cáo mới đây, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm 70%. Hoạt động giao thông đóng góp khoảng 85% lượng CO, 95% VOCs. Đa số mô tô, xe máy không được bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng nên mức phát thải và tiêu hao lớn. Trong khi đó người dân không hiểu rõ tác hại của khí thải và tác dụng của bảo dưỡng, sửa chữa để giảm khí thải độc hại và tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu. Những năm gần đây, ô nhiễm bụi vượt ngưỡng tiêu chuẩn Việt Nam từ 5 - 7 lần.
Ngoài phát thải từ phương tiện giao thông, theo một nghiên cứu mới đây của cán bộ trường Đại học Khoa học Tự nhiên, phát thải từ nguồn dân sinh hầu như còn bỏ trống mà nguồn chủ yếu như than tổ ong, than đá, củi rơm rạ.
Người dân Hà Nội còn nhớ vụ một gia đình ở chung cư dùng than tổ ong và đã vứt sỉ than vào khu đổ rác gây hỏa hoạn, dẫn đến tử vong.
Cũng có trường hợp dùng than tổ ong trong phòng tắm để sưởi ấm khi tắm đã dẫn đến tình trạng người dùng bị ngất xỉu bởi trong phòng kín dùng than tổ ong gây ô nhiễm lớn và với khí độc…
Theo các chuyên gia, Hà Nội không thể dùng mãi nhiên liệu gây ô nhiễm, cần có lộ trình cắt giảm các nhiên liệu gây ô nhiễm (than, củi và rơm rạ) để đầu năm 2020 chỉ sử dụng nhiên liệu sạch.
Việc đốt than tổ ong vô cùng nguy hiểm vì than tổ ong thải ra không khi lượng khí độc CO2 và SO2 rất độc hại cho sức khỏe con người. Theo các chuyên gia môi trường, Hà Nội nên cấm dùng than tổ ong, có như thế mới góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và không có những trường hợp đáng tiếc xảy ra...
Mô tô, xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất, chiếm 95% về số lượng và đáp ứng 90% nhu cầu đi lại tại các thành phố lớn. Hàng năm có khoảng 3 triệu mô tô, xe máy và 150.000 ô tô mới tham gia giao thông. Mô tô, xe máy lưu hành chưa được kiểm soát khí thải.
Đa số mô tô, xe máy không được bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng nên mức phát thải và tiêu hao lớn. Ý thức bảo vệ môi trường kém. Người dân không hiểu rõ tác hại của khí thải và tác dụng của bảo dưỡng, sửa chữa đến giảm khí thải độc hại và tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu.
Tính đến cuối năm 2010 có trên 1,3 triệu xe ô tô đang lưu hành trong đó xe ô tô con hơn 600.000 chiếc, ô tô khách trên 160.000 chiếc và ô tô tải trên 660.000 chiếc. Tổng số xe mô tô, xe máy đang lưu hành xấp xỉ 33.000.000 chiếc.
Tới đây, các nhà nghiên cứu sẽ xây dựng khung kiểm soát ô nhiễm quốc gia để cải thiện ô nhiễm không khí; tăng cường năng lực, xây dựng chính sách, thực hiện công tác kiểm kê, dự báo, giải pháp giảm ô nhiễm không khí.
Trong lúc chờ các giải pháp hữu hiệu, các ngành chức năng cần có những chế tài mạnh để hạn chế việc gây ô nhiễm từ ô tô, xe máy và than tổ ong, giữ cho không khí không bị ô nhiễm, bảo đảm môi trường sống cho cộng đồng.
Báo TN-MT